(Siêu ngắn) Soạn bài Những cánh buồm (trang 21, 22, 23) - Cánh diều
Bài viết soạn bài Những cánh buồm trang 21, 22, 23 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
A/ Hướng dẫn soạn bài Những cánh buồm
* Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Những cánh buồm là một bài thơ tự do, không quy định bắt buộc vào số dòng, số tiếng; dòng thơ dài, ngắn khác nhau; có thể có vần hoặc không vần;… Các văn bản thơ trong Bài 7 đều là thơ tự do.
- Khi đọc một văn bản thơ, trong đó có thơ tự do, cần chú ý đến vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh,…
- Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông.
- Nhớ lại những mơ ước của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những ước mơ ấy.
Trả lời:
- Thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông:
+ Hoàng Trung Thông (1925 - 1993), quê ở Nghệ An.
+ Còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm.
+ Là nguyên tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam).
+ Là người có học vấn uyên bác.
+ Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. "Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông". (Phan Ngọc)
- Những ước mơ của em khi còn nhỏ: Trở thành nghệ sĩ piano, trở thành nhà văn,... Khi còn nhỏ, em rất thích đánh đàn và làm thơ, chính vì vậy em mới có những ước mơ đó.
* Đọc hiểu
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lưu ý các từ ngữ chỉ không gian, thời gian ở hai khổ thơ đầu.
Trả lời:
- Các từ ngữ chỉ không gian cho thấy không gian ở biển, rộng lớn. Các từ ngữ chỉ thời gian cho thấy thời gian là buổi sáng.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng.
Trả lời:
- Các từ láy có trong bài thơ và nghĩa của chúng:
+ Rực rỡ: Có màu sắc tươi sáng đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên, làm cho ai cũng phải chú ý.
+ Lênh khênh: Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, khó đứng vững.
+ Rả rích: Từ gợi tả những âm thanh không to, không cao lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt.
+ Phơi phới: Vẻ vui tươi đầy sức sống của cái gì đang phát triển, đang dâng lên mạnh mẽ.
+ Trầm ngâm: Có dáng vẻ đang suy nghĩ nghiền ngẫm điều gì.
+ Thầm thì: Nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy (nói khái quát).
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?
Trả lời:
- Người cha có:
+ Những cử chỉ ấm áp, yêu thương người con: Mỉm cười, xoa đầu.
+ Tâm sự: Những cánh buồm sẽ đưa con người đi đến những vùng đất mới, cho con người những trải nghiệm và hiểu biết mới.
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?
Trả lời:
- Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng: Thể hiện lời nói ngập ngừng.
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài là gì?
Trả lời:
- Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài có nghĩa: Người con có những ước mơ, khát vọng như người cha khi xưa, khiến người cha nhớ lại bản thân mình khi còn nhỏ/trẻ.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần,..
Trả lời:
- Số tiếng ở các dòng thơ: Dài ngắn theo tùy theo nội dung.
- Số dòng ở mỗi khổ thơ: Tùy theo nội dung.
- Cách hiệp vần: Kết hợp cả vần lưng và vần chân.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.
Trả lời:
- Người cha và người con trò chuyện về phía chân trời có những gì.
- Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển:
Trời hửng sáng. Phía chân trời, mặt trời ló rạng những tia nắng đầu tiên, lấp lánh trên sóng biển dạt dào. Người cha dắt tay con đi dạo biên, không khí lúc này trong lành biết mấy. Cậu bé hỏi: "Bố ơi! Sao ở xa kia không có nhà, cây cối mà chỉ có mặt nước và bầu trời ạ?". Người cha xoa đầu con, cười âu yếm: "Đi theo những cánh buồm kia đến nơi xa, con sẽ thấy ở đó cũng đất, có nhà, có cây cối. Nơi đó vẫn là nước mình nhưng bố chưa đặt chân đến bao giờ". Hai cha con họ lại tiếp tục đi trên cát mịn. Lúc này ánh nắng đã nhiều hơn, chảy đầy vai họ. Cậu bé ngẫm nghĩ và nói: "Bố cho con mượn một cánh buồm trắng để con đi đến đó, bố nhé?!" Người cha nhìn con rồi lại nhìn phía chân trời xa xăm...
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Trả lời:
- Trong bài thơ, hình ảnh "cánh buồm" được nhắc đến ba lần.
- Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão,... của bao thế hệ.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Trả lời:
- Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ vươn ra thế giới bên ngoài để khám phá.
- Em thấy đó là một ước mơ, khát vọng tốt, có ích. Con người cần phải biết có ước mơ, vượt khỏi những giới hạn của bản thân.
Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Trả lời:
- Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất hình ảnh "ánh nắng chảy đầy vai". Vì hình ảnh này cho thấy sự tinh tế trong cái nhìn và cách miêu tả cả tác giả. Ở khổ thơ đầu và khổ thơ thứ hai, ánh nắng được miêu tả là "rực rỡ biển xanh" và "ánh mai hồng". Những từ ngữ đó mới chỉ nói đến vẻ sáng và lấp lánh của ánh nắng. Nhưng "ánh nắng chảy đầy vai" lại cho thấy một cái nhìn khác. Đó là ánh nắng đã chiếu lên vai của con người, cụ thể ở đây là hai cha con. "Chảy" là một động từ biểu thị cho một sự vật nào đó rất nhiều, rất dài, đi từ nơi này đến nơi khác. Chỉ một từ "chảy", người đọc có thể hình dung ánh nắng lúc này không còn là nắng sớm mà đã là nắng của buổi sáng, đã nhiều hơn buổi ban mai.
B/ Học tốt bài Những cánh buồm
1/ Nội dung chính Những cánh buồm
Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.
2/ Bố cục văn bản Những cánh buồm
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.
+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
3/ Tóm tắt văn bản Những cánh buồm
Sau trận mưa đêm rả rích, ánh mặt trời rực rỡ trên biển xanh trong vắt, cát vàng mịn hơn, có hai cha con dắt tay nhau đi dạo dưới ánh mai hồng. Bóng hai người trải dài trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Bóng cậu con trai tròn trịa, chắc nịch. Cậu bé hỏi cha sao phía xa chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, thấy cây, thấy người ở? Người cha trả lời cứ theo cánh buồm đi xa mãi sẽ thấy cây cối, nhà cửa, nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đến. Cậu bé xin cha mượn cho mình cánh buồm trắng để đến được nơi xa đó. Câu hỏi ngây thơ của người con chứa đựng khao khát được đi khắp đó đây, khám phá những điều chưa biết về biển và cuộc sống, ước mơ của con gợi cho người cha nhớ đến chính mình với ước mơ và khát vọng đi xa, tìm hiểu cuộc sống ngày còn thơ ấu.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Những cánh buồm
- Nội dung:
+ Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều