Bố cục Những cánh buồm chính xác nhất - Cánh diều

Với bố cục bài Những cánh buồm Ngữ văn lớp 7 chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Những cánh buồm từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

Chia bài thơ làm 3 đoạn:

- Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

- Phần 2: Tiếp đến “để con đi…”: Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

- Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.

Tóm tắt Những cánh buồm

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

Nội dung chính Những cánh buồm

Sau trận mưa đêm rả rích, ánh mặt trời rực rỡ trên biển xanh trong vắt, cát vàng mịn hơn, có hai cha con dắt tay nhau đi dạo dưới ánh mai hồng. Bóng hai người trải dài trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Bóng cậu con trai tròn trịa, chắc nịch. Cậu bé hỏi cha sao phía xa chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, thấy cây, thấy người ở? Người cha trả lời cứ theo cánh buồm đi xa mãi sẽ thấy cây cối, nhà cửa, nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đến. Cậu bé xin cha mượn cho mình cánh buồm trắng để đến được nơi xa đó. Câu hỏi ngây thơ của người con chứa đựng khao khát được đi khắp đó đây, khám phá những điều chưa biết về biển và cuộc sống, ước mơ của con gợi cho người cha nhớ đến chính mình với ước mơ và khát vọng đi xa, tìm hiểu cuộc sống ngày còn thơ ấu.

Tác giả - tác phẩm: Những cánh buồm

I. Tác giả văn bản Những cánh buồm

Những cánh buồm | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Hoàng Trung Thông (1925-1993)

- Quê quán: Nghệ An

- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.

- Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, … và một số tiểu luận phê bình: Chặng đường mới của văn học chúng ta, Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống, Những người thân những người bạn, ….

II. Tìm hiểu tác phẩm Những cánh buồm

1. Thể loại: Thơ tự do

2. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

3. Tóm tắt:

Sau trận mưa đêm rả rích, ánh mặt trời rực rỡ trên biển xanh trong vắt, cát vàng mịn hơn, có hai cha con dắt tay nhau đi dạo dưới ánh mai hồng. Bóng hai người trải dài trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Bóng cậu con trai tròn trịa, chắc nịch. Cậu bé hỏi cha sao phía xa chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, thấy cây, thấy người ở? Người cha trả lời cứ theo cánh buồm đi xa mãi sẽ thấy cây cối, nhà cửa, nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đến. Cậu bé xin cha mượn cho mình cánh buồm trắng để đến được nơi xa đó. Câu hỏi ngây thơ của người con chứa đựng khao khát được đi khắp đó đây, khám phá những điều chưa biết về biển và cuộc sống, ước mơ của con gợi cho người cha nhớ đến chính mình với ước mơ và khát vọng đi xa, tìm hiểu cuộc sống ngày còn thơ ấu.

Những cánh buồm | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

4. Bố cục:

Gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.

5. Giá trị nội dung:

- Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.

Để học tốt bài học Những cánh buồm lớp 7 hay khác:

Xem thêm bố cục các văn bản Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chính xác nhất hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác