Tính từ và cụm tính từ - Ngữ văn lớp 6



- Tính từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái. Tính từ có khả năng kết hợp với đã, đang, đang, sẽ, rất, cực kì, lắm, quá,... và thường làm vị ngữ trong câu hoặc phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.

- Phân loại tính từ gồm: tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

- Cũng giống như danh từ và cụm động từ, khi sử dụng tính từ thường kết hợp với những từ khác tạo thành cụm tính từ.

- Cấu tạo chung của cụm tính từ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

- Chỉ thời gian, cách thức

- Chỉ mức độ

- Chỉ ý khẳng định hoặc phủ định

Tính từ

- Chỉ mức độ

- Chỉ ý so sánh

- Chỉ mốc đánh giá

- Chỉ sự định lượng, định tính

- Chỉ ý miêu tả

Bài 1: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: cao, thấp, hiệu quả, rộng, hẹp, xanh, đỏ, tỏa, tốt, ngoan, sâu sắc, thiết thực, hôn mê, yên tĩnh?

Gợi ý

A

Tính từ chỉ đặc điểm

B

Tính từ chỉ tính chất

C

Tính từ chỉ trạng thái

cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ, tốt, ngoan sâu sắc, hiệu quả, thiết thực hôn mê, yên tĩnh, tỏa.

Bài 2: Tìm các cụm tính từ là thành ngữ?

Gợi ý:

Đen như cột nhà cháy, trắng như ngà, đắt như tôm tươi, nhanh như sóc, khỏe như voi, cứng như đá, vui như hội, đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như Bụt, đỏ như son, nhát như cáy, tươi như hoa, đông như kiến, ...

Bài 3: Phân loại tính từ sau vào ô đúng thể loại của chúng

Thú vị, tròn, trẻ, già, dài, tuyệt vời, trái xoan, đen, gầy, hồng, dày, tốt bụng, xấu xa, to, lớn, vuông, bé, nho nhỏ, trong sáng, cao, khỏe mạnh, vàng nhạt

Gợi ý:

Loại tính từ Tính từ
Tính chất Tuyệt vời, thú vị, trẻ, già, tốt bụng, xấu xa, trong sáng
Kích thước Dài, dày, to, lớn, bé, nho nhỏ
Hình dạng Tròn, trái xoan, vuông, cao, khỏe mạnh,
Màu sắc Hồng, đen, vàng nhạt

Bài 4: Tìm phụ ngữ của các tính từ được in đậm dưới đây? Cho biết mỗi phụ ngữ biểu thị ý nghĩa gì?

- Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

(Thạch Sanh)

- Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.

(Ếch ngồi đáy giếng)

- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung...

(Ếch ngồi đáy giếng)

Gợi ý:

Tính từ Phụ ngữ
buồn rười rượi rười rượi (phụ ngữ miêu tả)
lâu ngày Ngày (phụ ngữ định tính)
chỉ bé bằng chỉ, bằng (phụ ngữ so sánh)

Bài 5: So sánh sự khác nhau giữa cách nói sau:

- Hay nói – nói hay

- Giỏi nói – nói giỏi

- Đẹp người – người đẹp

Gợi ý:

Trật tự giữa tính từ với danh từ và động từ khi bị thay đổi có thể làm cho ý nghĩa khác đi.

- Hay nói: “hay” có ý nghĩa chỉ tần số - số lần trong một đơn vị chỉ thời gian.

- Nói hay: “hay” chỉ tính chất của nói.

- Giỏi nói: “nói” là phụ ngữ sau của cụm tính từ có tính từ “giỏi” là phần trung tâm, chỉ phạm vi của tính chất kèm theo ý nghĩa đánh giá chủ quan.

- Nói giỏi: “giỏi” là phụ ngữ sau của cụm động từ có động từ “nói” là phần trung tâm, chỉ sự đánh giá về cách thức thực hiện hành động nói.

- Đẹp người: “người” là phụ ngữ sau của cụm tính từ có tính từ “đẹp” là phần trung tâm, chỉ phạm vi của tính chất.

- Người đẹp: “đẹp” là phụ ngữ sau của cụm danh từ có danh từ người là trung tâm, hoặc có thể coi “đẹp” là vị ngữ trong quan hệ với chủ ngữ “người”, chỉ tính chất của sự vật nêu ở danh từ).

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học