Phó từ - Ngữ văn lớp 6



Bài giảng: Phó từ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

- Có rất nhiều loại phó từ:

   + Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ,...

   + Phó từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá,...

   + Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, đang,...

   + Phó từ chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng,...

   + Phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ,...

   + Phó từ chỉ kết quả và hướng: ra, vào,...

   + Phó từ chỉ khả năng: vẫn, chưa,...

Bài 1: Tìm các phó từ trong đoạn văn dưới đây:

Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì...Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng gay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào trong tranh, to hơn con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.

       (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Gợi ý:

Các phó từ trong đoạn văn trên là: chẳng, vẫn, được, cũng, lại, không,...

Bài 2: Đặt bốn câu có sử dụng phó từ, trong đó:

- Dùng phó từ đi kèm đặt trước động từ

- Dùng phó từ đi kèm đặt sau động từ

- Dùng phó từ đi kèm đặt trước tính từ

- Dùng phó từ đi kèm đặt sau tính từ

Gợi ý:

- Dùng phó từ đi kèm đặt trước động từ: Con đã nhận ra con chưa?

- Dùng phó từ đi kèm đặt sau động từ: Anh nghĩ mãi cho đến gần sáng.

- Dùng phó từ đi kèm đặt trước tính từ: Mặt cô bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

- Dùng phó từ đi kèm đặt sau tính từ: Chiếc xe đó đẹp lắm!

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học