Tài liệu Ngữ văn lớp 11 phần Tiếng Việt - Tập làm văn hay nhất
"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tài liệu Ngữ văn lớp 11 phần Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có hướng dẫn chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy môn Ngữ Văn 11.
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Thao tác lập luận phân tích
- Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- Thao tác lập luận so sánh
- Ngữ cảnh
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Bản tin
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Bài 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ “mặt trời” đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Trả lời:
- Hình ảnh “mặt trời” thứ nhất là hình ảnh thực mang nghĩa gốc, mặt trời của tự nhiên, vĩnh hằng đem ánh sáng cho trái đất.
- Từ “mặt trời” thứ hai được dùng với nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ mang ý nghĩa sau:
+ Ca ngợi vĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.
+ Khảng định sự bất tử của Bác
+ Hình ảnh mặt trời tượng trưng cho sự nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nước sâu sắc của Bác.
+ Thể hiện sự kính trọng, biết ơn vô hạn của toàn dân đối với Bác.
⇒Lời nói cá nhân của tác giả.
Bài 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ, trong 2 câu thơ sau. Cách sắp đặt ấy tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Có thể khẳng định ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, lời nói là sản phẩm của từng cá nhân. Có thể nhận thấy mối quan hệ này qua đoạn trích Nỗi thương mình– Truyện Kiều của Nguyễn Du:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Nghệ thuật tách từ (bướm lả ong lơi/ong bướm lả lơi), tiểu đối, đối xứng nhấn mạnh thân phận ô nhục, bẽ bàng, hiện thực trớ trêu của Kiều ở lầu xanh.
- Đối xứng: lá gió >< Cành chim, sớm đưa Tống Ngọc >< Tối tìm Trường Khanh: hình ảnh người kĩ nữ phải tiếp khách bốn phương.
- Nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ quen thuộc trong thơ văn trung đại. Tả cảnh sống thực của Thúy Kiều với thân phận một kĩ nữ, giữ được chân dung cao đẹp của Thúy Kiều.
- Ở đoạn này chủ yếu là lời kể - tả tương đối khách quan của tác giả. Đó là hoàn cảnh sống thực của Kiều. Bốn câu thơ đầu đã tái hiện lại tình cảnh trớ trêu trong lối sống xô bồ, nhơ nhớp và thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ ở chốn lầu xanh. của Kiều ở lầu xanh qua đó thể hiện thái độ cảm thông, trận trọng của tác giả.
Bài 3. Cho các câu thơ sau:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
“Hồng quân với khách hồng quần
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.”
“Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.”
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Những từ in đậm đều mang một ý nghĩa nói về thân phận con người nào trong xã hội phong kiến xưa? Tác dụng của việc sử dụng các từ đồng nghĩa đó?
Trả lời:
- Những từ in đậm đều mang một ý nghĩa nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Tác dụng: diễn tả số phận cay chua, cực nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ.
⇒ Cách dùng từ Hán - Việt tạo ra các đặc sắc về tu từ trong thơ. Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Du là bậc thầy ngôn ngữ dân tộc, là bậc đại thành về ngôn ngữ của thời đại ông.
.............................
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
I. Phân tích đề
Phân tích đề là công việc quan trọng trước tiên khi làm bài văn nghị luận gồm các yêu cầu bắt buộc: đọc kĩ đề, chú ý từ then chốt quan trọng để xác định yêu cầu về kiến thức, giới hạn và hình thức phương pháp làm bài thích hợp. Phân tích đề được tiến hành nhằm để trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?
II. Lập dàn ý
Các yêu cầu phải có:
1. Xác lập luận điểm, luận cứ bằng cách trả lời các câu hỏi: Là gì? Được thể hiện như thế nào? Có thể rút ra bài học gì? Phải làm gì?
2. Sắp xếp các luận điểm luận cứ theo một trật tự logic nhất định, cheặt chẽ và có thứ tự theo đề mục:
- Có hai loại dàn ý: dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết
- Dàn ý tốt có tác dụng: giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục.
Bài 1: Phân tích đề bài sau đây:
Nhận xét về ca dao có ý kiến cho rằng: “Ca dao Việt Nam có không ít những câu thể hiện sâu sắc tình cảm của người bình dân ngày xưa đối với quê hương”.
Qua một số bài ca dao đã học (đọc thêm) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Trả lời:
- Vấn đề cần nghị luận: tình yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc của nhân dân thể hiện trong ca dao.
- Yêu cầu nội dung:
+ Yêu quê hương, đất nước
+ Nhớ quê hương khi đi xa
+ Tự hào về cảnh vật của quê hương
+ Gắn bó với cảnh và người nơi xóm làng, đồng ruộng
+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm, anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương.
- Yêu cầu về phương pháp: phân tích, chứng minh kết hợp với nêu cảm nghĩ.
Bài 2: Phân tích và lập dàn ý cho đề bài sau:
Cảm nghĩ của anh, chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn tríchVào phủ chúa Trịnh trong tác phẩm Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác.
Trả lời:
-Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh. -Yêu cầu về nội dung: + Bức tranh về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh + Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của Lê Hữu Trác. -Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân tích, kết hợp nêu cảm nghĩ và nêu dẫn chứng. |
a.MB - Sơ lược về giai đoạn lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh. - Giới thiệu sơ lược về tác giả và đoạn trích - Nêu vấn đề cần giải quyết. b.TB - Nêu hoàn cảnh sáng tác đoạn trích - Tóm tắt tác phẩm - Giá trị hiện thực: + Quang cảnh nhà cửa lộng lẫy, nguy nga. Khi mới vào phủ: nhiều lần cửa, cây cối um tùm, hành lang quanh co. Vào sâu trong phủ: nhiều lần cửa, phòng cao rộng, đồ thếp vàng. Nội cung thế tử: nhiều màn gấm, đồ quý giá… -> kín đáo ⇒ Chốn xa hoa, tráng lệ ⇒ Quang cảnh tù túng, ngột ngạt + Quang cảnh sinh hoạt: kẻ hầu người hạ, nguyên tắc trong cung, cách ăn uống, cách nghỉ ngơi, cách chăm sóc sức khỏe, nghi thức: vái lạy, xin phép, lời lẽ: cung kính ⇒ Sự lộng hành, uy thế nghiêng trời lấn lướt của chúa Trịnh + Thái độ phê phán của Lê Hữu Trác: nhẹ nhàng, thâm thúy -Cảm nghĩ của bản thân về đoạn trích: Bản chất xa hoa của chúa Trịnh và cuộc sống của người dân trong hoàn cảnh loạn lạc lúc bấy giờ c.KB -Khẳng định lại giá trị hiện thực trong đoạn trích vào phủ chúa Trịnh. - Khẳng định tài năng và phẩm chất của danh y Lê Hữu Trác. |
Bài 3: Phân tích và lập dàn ý cho đề bài sau:
Phân tích bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài Câu cá mùa thu– Nguyễn Khuyến để làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó mật thiết với làng cảnh Việt Nam của tác giả.
Trả lời:
a. Phân tích đề
Vấn đề nghị luận: bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến để làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó mật thiết với làng cảnh Việt Nam của tác giả.
-Yêu cầu về nội dung:
+ Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài Câu cá mùa thu.
+ Tâm sự yêu nước thầm kín, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc.
+ Tình yêu thiên nhiên, quê hương đặc biệt thơ ông gắn bó với hình ảnh đời sống nông thôn và làng quê Việt Nam ⇒ Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam: “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).
-Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân tích, kết hợp nêu cảm nghĩ và nêu dẫn chứng.
b. Lập dàn ý
a. MB
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận
b. TB
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- Nêu xứ: Là một trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”.
- Phân tích và cảm nhận bức tranh thiên nhiên mùa thu:
+ Hình ảnh: “ao thu”: lạnh lẽo, trong veo ⇒Nỗi cô đơn của lòng người.
⇒ Không khí mùa thu dịu nhẹ, trong xanh.
⇒ Con người đắm say trong cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhưng man mác buồn.
+ Sự vật: “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”: Tạo cảm giác nhỏ hẹp, co lại của không gian.
+ Lá vàng: Hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Màu vàng đâm ngang càng làm nổi rõ màu xanh của trời đất.
⇒ Hài hòa màu sắc: gam màu đậm, nhạt
+ Sóng biếc: hơi gợn tí
⇒Bức tranh thu yên ả, tĩnh mịch có khối hình, màu sắc, không gian với những giác quan tinh tế: xúc giác, thính giác, thị giác.
+ Hình thái “tầng mây lơ lửng”: Mây ngỡ là đứng yên nhưng thực ra đang chuyển động
⇒chiều cao của không gian.
+ Bầu trời “xanh ngắt”: màu xanh bất tận, trải rộng cả bầu trời gợi độ thăm thẳm, bao la ⇒Đặc trưng của trời thu. Không gian mở ra theo chiều rộng, chiều cao và chiều sâu.
+ Ngõ trúc: quanh co, vắng teo: Sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người .
- Phân tích cảm xúc của tác giả:
+ Tâm hồn nhà thơ: hòa hợp với thiên nhiên, nhạy cảm, vắng lặng với một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn.
+ Tâm thế nhàn nhã thoát vòng danh lợi, song đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài, ngỡ là bất động, tĩnh lặng nhưng tâm hồn hiện lên nỗi uẩn khúc trong lòng nhà thơ.
+ Tình thu không chỉ là tình cảm với mùa thu mà còn là tấm lòng gắn bó với những cảnh vật quê hương, 1 tấm lòng yêu dân yêu nước thầm kín, sâu sắc và đầy chất suy tư.
c. KB
- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- Đánh giá tài năng của tác giả.
.............................
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều