Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Ngữ văn lớp 11
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác...từ đó nêu ý kiến đúng để thuyết phục người nghe, người đọc
- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.
Bài 1: Phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong ngữ liệu dưới đây:
Mọi người đều biết: Mỗi lần sắp đẩy mạnh chiến tranh tội ác thì giặc Mĩ lại rêu rao cái trò bịp bợm “hòa bình đàm phán” hòng đánh lừa dư luận thế giới và đổ lỗi cho Việt Nam là “không muốn đàm phán hòa bình”.
Này, Tổng thống Giôn – xơn, người hãy công khai trả lời trước nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới: Ai đã phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ, là hiệp định bảo đảm chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì? Hay là chính phủ Mĩ đã đem quân đội Hoa Kì đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam?
Mĩ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, phải rút hết quân đội Mĩ và chư hầu ra khỏi Việt Nam thì hòa bình sẽ trở lại ngay lập tức. Lập trường của Việt Nam đã rõ ràng: đó là bốn điểm củ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và năm điều của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, không còn cách nào khác!
(Không có gì quý hơn độc lập tự do, Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Trong đoạn trích Hồ Chí Minh đã sử dụng cách bác bỏ trực tiếp luạn điểm của đối phương. Đây là cách bác bỏ được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Hồ Chí Minh đã dùng lập luận của mình để chứng minh rằng luận điểm của đối phương cần phải gạt bỏ bởi vì nó trái với sự thật. Đế quốc Mĩ đã đưa ra trò bịp bợm là “hòa bình đàm phán” nhưng chính Giôn – xơn đã phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ. Vì đã kí hiệp ước hòa bình nên Mĩ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân của Mĩ và chư hầu ra khỏi Việt Nam.
Trong quá trình lập luận, Hồ Chí Minh đã đưa ra những câu hỏi: Ai đã phá hoại hiệp định Giơ – ne vơ, là hiệp định bảo đảm chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì? Hay là chính phủ Mĩ đã đem quân đội Hoa Kì đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam?
Những câu hỏi này làm cho lời nói của Người được xoáy sâu và thuyết phục hơn.
Bài 2: Đọc những câu thơ sau rồi trả lời câu hỏi:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Câu hỏi
a. Có thể coi những câu thơ trên là một lập luận bác bỏ được diễn đạt đưới hình thức thi ca không?
b. Nếu có, thì hãy xác định rõ:
- Nhà thơ muốn bác bỏ những điều gì?
- Nhà thơ dựa vào lẽ gì và vào sự thật nào để bác bỏ?
- Trình tự lập luận bác bỏ trong những câu thơ trên có gì đặc sắc?
Trả lời
a. Có
b.
- Trong những câu thơ trên, Xuân Diệu đã táo bạo bác bỏ lại nhiều quan niệm đã thành cố hữu: con người quá nhỏ bé so với trời đất vô cùng; mùa xuân cứ tuần hoàn mãi trong vòng quay bất tận của thời gian.
- Nhà thơ đã đo lại kích thước của cuộc đời bằng tâm hồn của “cái tôi” cá nhân khao khát sống. “Cái tôi” ấy muốn được sống vô hạn, dài lâu giữa “thiên đường trên mặt đất” này, nhưng trời lại chỉ cho mỗi con người một cuộc đời hữu hạn và ngắn ngủi. Mùa xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn nhưng mùa xuân của đời “tôi” đâu có tuần hoàn, vậy thì cái điều “xuân đi, xuân lại lại”, “xuân vẫn tuần hoàn” kia có nghĩa lí gì mà cứ đem ra để nói với “tôi”? Và khi “tôi” đã không còn mãi thì việc đất trời còn mãi, vô thủy vô chung, với “tôi” còn có ý nghĩa gì đâu!
- Lập luận theo trình tự đảo ngược. Đầu tiên nhà thơ tuyên ngôn về một lẽ sống; theo đó, sự sống chỉ tồn tại, chỉ đồng nghĩa với tuổi trẻ, với mùa xuân; cho nên “xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”. Từ đó nhà thơ mới nêu những định đề mà mình cần bác bỏ như những hệ quả tất yếu rút ra từ lẽ sống đã nêu trên.
Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 11 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:
- Tiểu sử tóm tắt
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Thao tác lập luận bình luận
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều