Tóm tắt văn bản nghị luận - Ngữ văn lớp 11

-Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước

-Yêu cầu tóm tắt:

      + Đọc kĩ văn bản gốc

      + Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc

      + Phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc.

Bài 1: Xác định vấn đề nghị luận, mục đích nghị luận và bố cục của đoạn trích về luân lí và xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)

Trả lời:

-Vấn đề nghị luận: Luân lí xã hội ở nước ta.

- Mục đích nghị luận: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về ngày mai tươi sáng của đất nước.

- Bố cục:

1.Mở bài:

Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có

2.Thân bài

Nguyên nhân của tình trạng nước ta không có luân lí;

- Lũ vua quan phản động, thối nát tìm cách phá tan tành đoàn thể, thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị

- Bọn người xấu đua nhau để tìm mọi cách để được ra làm quan ăn trên ngồi trước, để được hống hách.

- Dân không có ý thức đoàn thể, không biết đoàn kết đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình.

3.Kết bài

Vậy muốn nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.

Bài 2:

Trong bài một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh, tác giả đã nêu lên những ý chính:

-Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có

-Những biểu hiện của cái tôi cá nhân trong thơ mới, cái tôi buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người

-Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt

Từ những ý chính đó, hãy viết thành văn bản tóm tắt.

Trả lời:

Đoạn văn Một thời đại trong thi ca là một đoạn trích nêu lên một cách đầy đủ về tinh thần thơ mới.

Trước hết muốn định nghĩa thơ hay thì phải có căn cứ rõ ràng, khoa học. Chúng ta phải căn cứ vào thơ hay với thơ không hay, căn cứ vào cái đại thể để mà đánh giá.Về đại thể, tinh thần thơ mới có thể gom vào trong chữ tôi, với quan niệm cá nhân. Đồng thời ở thơ mới cũng xuất hiện cái tôi khổ sở, thảm hại, mang lại cái buồn và xôn xao. Những nhà thơ mới mất đi lòng tự tôn và mất luôn cả sự bình yên. Họ mất đi niềm tin đầy đủ của họ. Họ có nhiều cách giải tỏa khác nhau tùy theo mỗi người, nhưng cái chung nhất là họ tìm về tiếng mẹ đẻ, xem tiếng mẹ đẻ là nguồn an ủi, là chỗ dựa tâm hồn. Có thể nói, những nhà thơ mới đã gửi bi kịch của mình vào trong tiếng Việt bởi họ yêu tha thiết thứ tiếng này, nó có thể chia sẻ buồn vui cùng họ.

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 11 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học