(Siêu ngắn) Soạn bài Viết trang 120 (Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 10) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1: Viết trang 120 lớp 10 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10, tập một, chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết các kiểu văn bản đó.

Trả lời:

Kiểu văn bản

Văn bản viết

Văn bản nghị luận văn học

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.

Văn bản nghị luận xã hội

- Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội.

- Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

Văn bản thông tin

- Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng.

- Viết bài luận về bản thân.

So sánh

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Văn bản thông tin

Điểm giống

- Cung cấp cho người đọc những thông tin về một vấn đề trong tác phẩm / cuộc sống

- Cách viết đầy đủ bố cục 3 phần: mở, thân, kết

- Sử dụng các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề

- Cách trình bày thẩm mỹ, hấp dẫn bạn đọc

Điểm khác

Phân tích nội dung và hình thức nghệ thuật trong một tác phẩm văn học cụ thể.

Bàn luận về một vấn đề, quan niệm trong đời sống.

Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng.

Câu 7 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành bằng sau vào vở.

Bài luận thuyết phục người khác

Bài luận về bản thân

Mục đích

Yêu cầu

Nội dung chính

Trả lời:

Bài luận thuyết phục người khác

Bài luận về bản thân

Mục đích

Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn.

Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vu, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình.

Yêu cầu

- Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào).

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ.

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó.

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em.

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận.

- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?).

- Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc.

- Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn.

- Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết.

Nội dung chính

Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy.

Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện.

Câu 8 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:

Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ

Mục đích

Yêu cầu

Nội dung chính

Trả lời:

Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ

Mục đích

Cung cấp tri thức.

Yêu cầu

- Báo cáo cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

- Thứ tự trình bày hợp lí, mạch lạc.

Nội dung chính

- Chúng ta cần có các mục sau:

Phần mở đầu:

+ Nêu vấn đề về thơ được lựa chọn để nghiên cứu.

+ Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.

Phần nội dung:

+ Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.

+ Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập bảng biểu, thống kê về đối tượng nghiên cứu.

+ Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết.

Phần kết luận:

+ Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.

+ Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác