(Siêu ngắn) Soạn bài Tự tình (trang 47, 48) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Tự tình trang 47, 48, 49 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Tự tình (bài 2)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều:

- Tự tình (bài 2) nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình gồm ba bài của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng trên 50 bài, là tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, thể hiện nỗi thương cảm với thân phận và khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ nói chung, Hồ Xuân Hương nói riêng. Nữ sĩ đã đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động từ cuộc sống tận dụng các phép đối, sử dụng từ ngữ hình ảnh hết sức độc đáo, táo bạo, làm thay đổi kết cấu nghệ thuật của thể thơ và phá vỡ nhiều quy phạm trong thơ trung đại. Hồ Xuân Hương được tôn xưng là “Bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh và tổ chức kỉ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sĩ – Danh nhân văn hoá Hồ Xuân Hương.

- Đọc trước văn bản Tự tình (bài 2) và lưu ý cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Hồ Xuân Hương giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.

Trả lời:

- Năm sinh: 1704 - năm mất?

- Quê: Nghệ An.

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.

- Thường viết về đề tài người phụ nữ.

(Siêu ngắn) Soạn bài Tự tình (trang 47, 48) | Cánh diều

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi trang 48 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý cách gieo vần, dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ; tính từ chỉ màu sắc, mức độ; thời gian và không gian.

Trả lời:

- Gieo vần “on”.

- Động từ: trơ, xiên ngang, đâm toạc

- Tính từ: văng vẳng.

- Thời gian: ban đêm

- Không gian: tĩnh lặng với ánh trăng.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 48 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

Trả lời:

- Bố cục: 4 phần

+ Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.

+ Hai câu thực: Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng.

+ Hai câu luận: Thái độ phản kháng phẫn uất.

+ Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi.

- Lời tâm sự của tác giả về cuộc đời mình.

- Nhan đề “Tự tình” là tự bộc lộ tình cảm. Tác giả tự giãi bày cho chính bản thân mình nghe.

Câu 2 trang 48 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh: đêm khuya, tiếng trống, “trơ

=> Hoàn cảnh: nhân vật cô đơn, trống trải

=> Tâm trạng: buồn bã, ý thức được sự lẻ loi về thân phận, sự dở dang.

Câu 3 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Hình ảnh thiên nhiên độc đáo, khác lạ

- Đảo ngữ, đảo trật tự từ khiến câu thơ độc đáo

=> Chủ thể trữ tình không chấp nhận hoàn cảnh mà dám đương đầu, thách thức.

=> Nhà thơ bất mãn, muốn vùng vẫy.

Câu 4 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

Xuân (1): tuổi xuân của người phụ nữ.

Xuân (2): mùa xuân thực cứ lặp lại của đất trời.

=> Người phụ nữ đau xót khi tuổi xuân của mình một đi không trở lại nhưng mùa xuân thiên nhiên vẫn cứ tuần hoàn.

+ “Mảnh tình”: duyên phận mỏng manh, ít ỏi, chóng tàn

+ “san sẻ”: tình duyên vốn không trọn vẹn lại phải chia cắt, san sẻ

+ “tí con con”: những gì còn lại

=> Thủ pháp tăng tiến giảm dần: tình duyên đã mỏng nay phải san sẻ với người khác chỉ còn tí con con cho mình.

Câu 5 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Theo em, bài thơ Tự tình nói lên những suy nghĩ và tình cảm gì của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào với ngày nay?

Trả lời:

- Sự bất công người phụ nữ phải chịu đựng.

- Tiếng nói đòi hạnh phúc, tự do.

- Dù trong bất kì thời đại nào, xưa hay nay, con người đều cần được bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc.

Câu 6 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Bài thơ để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại điều đó.

Trả lời:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 8-10 câu.

- Nội dung:

+ Làm rõ ấn tượng, cảm xúc của em

+ Một số ý cần có trong đoạn văn như: số phận con người, thân phận người phụ nữ, suy nghĩ của em…

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng bạn đọc niềm cảm thông, thương xót trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa - cái xã hội mà người đàn ông làm chủ, người phụ nữ mất đi tiếng nói. Người phụ nữ dù đẹp đến mấy nhưng vẫn bị rẻ rúng, coi thường, một mình trải qua, hứng chịu bao đắng cay tủi cực mặc cho dòng đời xô đẩy. Thế nhưng, ta cũng thật trân trọng, ngưỡng mộ trước tinh thần phản kháng, khao khát hạnh phúc mà nữ sĩ hồ Xuân Hương đã gửi gắm qua “tự tình”. Người phụ nữ dù nhỏ bé, dù mềm yếu, không có tiếng nói nhưng không muốn chấp nhận một cuộc đời mãi bị chà đạp. Cho đến nay, tiếng nói ấy vẫn còn mãi những giá trị.

B/ Học tốt bài Tự tình (bài 2)

1/ Nội dung chính Tự tình (bài 2)

Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

2/ Bố cục văn bản Tự tình (bài 2)

- Hai câu đề: nỗi niềm buồn tủi, chờ mong khắc khoải đến tuyệt vọng

- Hai cầu thực: nhấn mạnh hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi của người phụ nữ

- Hai câu luận: nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của nhà thơ

- Hai câu kết: lời than thở quay trở lại với thực tại sầu tủi

3/ Tóm tắt văn bản Tự tình (bài 2)

Bài thơ đã nói lên bi kịch của tuổi xuân và bi kịch của duyên phận. Xuân đi rồi xuân lại đến, thời gian của thiên nhiên cứ vậy mà tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người thì mãi không trở lại được nữa. Trong hoàn cảnh ấy sự nhỡ nhàng và sự dở dang của tình duyên càng làm tăng thêm sự xót xa. Khi rơi vào hoàn cảnh ấy có thể nhiều người sẽ không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí là phó mặc và buông xuôi.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Tự tình (bài 2)

a. Giá trị nội dung

Tâm trạng vừa buồn tủi vừa uất ức trước duyên phận con người. Đồng thời thể hiện sự khát khao hạnh phúc, sự phản kháng của người phụ nữ nước số phận.

b. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác