Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS9 mới nhất

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS9

Tải xuống

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THCS9: Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

Năm học: ..............

Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................

Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................

1. Phát triển nghề nghiệp của giáo viên

Phát triển nghề nghiệp của giáo viên bao gồm phát triển năng lực của giáo viên về chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm). Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lại được xác định bởi năng lực thực hiện các vai trò của giáo viên trong quá trình lao động nghề nghiệp của mình. Bản thân các vai trò của giáo viên gắn liền với đó là các chức năng của họ.

Nhà trường hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên, theo đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới. Vai trò người hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí mà người giáo viên trong nhà trường hiện đại phải đảm nhận là một minh hoạ.

Theo logic trên, nội dung phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên rất phong phú, bao gồm cả việc mở rộng, đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng dạy môn học do giáo viên giảng dạy đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường

Thực tiễn dạy học đã khẳng định: Những phương pháp giảng dạy tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc học sinh học cái gì và học như thế nào. Học cách dạy và làm việc để trở thành một giáo viên giỏi (gặt hái được những thành tựu cao trong lao động nghề nghiệp) là cả một quá trình lâu dài. Kết quả của quá trình này như thế nào phụ thuộc vào mức độ tích cực của mọi giáo viên trong việc phát triển những kiến thức nghề nghiệp cũng như các giá trị và quan điểm đạo đức nghề nghiệp của họ. Bên cạnh đó, việc giám sát và hỗ trợ của các chuyên gia hoặc đồng nghiệp có kinh nghiệm để mỗi giáo viên phát triển được các kĩ năng nghề nghiệp đóng vai trò không kém phần quan trọng.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đổi với mọi giáo viên. Tất yếu bởi dạy học và giáo dục là những quá trình thay đổi và gắn liền với sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Lâu dài bởi phát triển nghề nghiệp giáo viên bắt đầu từ sự chuẩn bị khởi đầu ở cơ sở đào tạo nghề và tiếp tục trong quá trình lao động nghề nghiệp của giáo viên tại cơ sở giáo dục cho đến khi về hưu.

Về bản chất, đó là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên. Mức độ thích ứng nghề của cá nhân diễn ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên những yếu tố liên quan đến cá nhân và nghề nghiệp có vai trò quan trọng hơn cả. Đây cũng là lí do khiến cho mọi giáo viên cần phát triển nghề nghiệp của mình một cách liên tục, mỗi trường học phải coi việc phát triển nghề nghiệp liên tục cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng.

Quan sát các giáo viên trẻ trong lao động nghề nghiệp, có thể nhận thấy những hạn chế nhất định của họ so với những yêu cầu của dạy học, giáo dục trong nhà trường. Điều này không chỉ là sự cánh báo về một khoảng cách đã có giữa đào tạo giáo viên (công việc của các trường sư phạm) với thực tiến lao động nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục mà còn là những gợi ý về những vấn đề liên quan đến phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên.

Một cách diễn đạt khác, chức năng phát triển của phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình làm cho các năng lực nghề nghiệp của giáo viên ngày càng được nâng cao, giúp giáo viên có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình ở những tình huống khác nhau (các tình huống phi chuẩn) mà vẫn đảm bảo kết quả.

Có thể xem xét quá trình hình thành kĩ năng như một minh hoạ cho chức năng phát triển của phát triển nghề nghiệp giáo viên. Mọi kĩ năng mà cá nhân có được đều trải qua các giai đoạn cụ thể, từ giai đoạn hình thành, củng cổ đến giai đoạn thuần thục (đôi khi có tính chất của tự động hoá). Ở giai đoạn hình thành phải từ những tình huống mẫu, bằng sự luyện tập của mình, cá nhân sẽ hình thành kĩ năng xác định. Sang giai đoạn củng cố, cá nhân có thể thực hiện được kĩ năng ở tình huống đã có những thay đổi ít nhiều so với tình huống mẫu. Trong những tình huống biến đổi, hoặc những tình huống hoàn toàn khác biệt với tình huống mẫu, cá nhân vẫn có thể đạt đuợc mục tiêu của hoạt động. Đây là giai đoạn cá nhân đã có kĩ năng ở mức độ phát triển cao.Chức năng đổi mới của phát triển nghề nghiệp giáo viên chỉ quá trình tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Thay đổi là thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Dựa vào thuộc tính này, con người có thể chủ động tạo ra sự thay đổi cho sự vật, hiện tượng. Những thuật ngữ như cải tiến, đổi mới, cách mạng... dùng để chỉ sự thay đổi đuợc con người thực hiện một cách có chủ định.

Đổi mới năng lực nghề nghiệp của giáo viên là quá trình phúc tạp, là kết quả của sự thay đổi trong nhận thức, hành động và khắc phục những rào cản của hành vi, thói quen trong dạy học, giáo dục của giáo viên.

Kinh nghiệm nghề nghiệp là tài sản của mọi giáo viên, tuy nhiên đôi khi kinh nghiệm này lại trở thành rào cản đối với những đổi mới mang tính hệ thổng hoặc đổi mới đối với từng phương diện năng lực nghề nghiệp của họ. Trong trường hợp này, người giáo viên cần thay đổi chính những kinh nghiệm của họ. chẳng hạn, để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải đổi mới tư duy về dạy học và tổ chức dạy học (xác lập quan điểm/những quan điểm mới về dạy học và tổ chức dạy học), đổi mới trong thiết kế các mô hình/chiến lược dạy học và tiếp đến là đổi mới trong thực thi từng phương pháp dạy học cụ thể.

Các chương trình nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp cho giáo viên:

(i) Phát triển các kĩ năng sổng;

(iì) Trở thành người có năng lực đối với các kĩ năng cơ bản của nghề dạy học;

(iii) Phát huy tính linh hoạt của người giảng dạy; Có chuyên môn giảng dạy; Đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp;

(iv) Thực hiện vai trò lãnh đạo và tham gia vào việc ra quyết định.

Các quan niệm về tiêu chí định hướng của chương trình phát triển nghề nghiệp giáo viên nêu trên cho thấy, phát triển nghề nghiệp giáo viên có thể được thực hiện một cách có chủ định hoặc không chủ định. Không ít những trường hợp, nhiều hoạt động được thực hiện liên quan đến giáo viên (hoặc được thực hiện bởi giáo viên) nhưng không có chú ý thực hiện các tiêu chí của phát triển nghề nghiệp giáo viên. Tuy nhiên, nếu các hoạt động đó được định hướng từ trước bởi mục đích phát triển nghề nghiệp giáo viên thì hiệu quả của các hoạt động đó sẽ cao hơn rất nhiều. Nói cách khác, cần thiết phải quan tâm đến những cơ hội mà ở đó giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân. Các cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể được tạo ra cùng lúc bởi các giáo viên và những người hỗ trợ, hoặc bởi cách lựa chọn tập trung vào một nhiệm vụ mới mà giáo viên hứng thú với việc thực hiện nó (ví dụ, học tập một lí thuyết dạy học mới hay thực hành một kĩ năng dạy học hoặc giáo dục mà giáo viên muốn có sự thay đổi). Đây chính là những gợi ý trực tiếp cho sự hình thành các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên.

2. Mô hình hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên

Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là cái thể hiện của phát triển nghề nghiệp giáo viên (cái được thể hiện). Tuy nhiên, giữa cái thể hiện và cái được thể hiện thưững có sự phản ánh không đầy đủ. Hơn nữa, do quan niệm về tiêu chí của chương trình phát triển giáo viên tương đổi phong phú, vì thế có nhiều cách xác định mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên. Bảng dưới đây hệ thống một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên đã được tổng kết từ thực tiễn giáo dục của nhiều quốc gia.

Mô hình hợp tác các tổ chức Mô hình nhóm nhỏ hoặc riêng lẻ (cá nhân)
Phát triển nghề nghiệp giáo viên ở trường học Giám sát
Quan hệ trường phổ thông với trường cao đẳng, đại học sư phạm Đánh giá công việc của học sinh
Hợp tác giữa các viện nghiên cứu Hội thảo, semine, cáckhoá học
Mạng trường học Nghiên cứu trường hợp
Mạng giáo viên Tụ phát triển (giáo viên nghiên cứu để phát triển)
Giáo dục từ xa Phát triển các quan hệ hợp tác
Giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới
Hồ sơ
Nghiên cứu hành vi
Dùng các bài nói của giáo viên
Tập huấn

Bảng tổng hợp trên cho thấy, các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên tương đối đa dạng, được phát triển và thực hiện ở nhiều quốc gia để phát huy và hỗ trợ giáo viên phát triển nghề nghiệp từ khi họ bắt đầu khởi nghiệp đến khi nghỉ hưu. Điểm chung nhất dễ nhận thấy của các mô hình là tính mục đích của nó.

Mô hình tập huấn

Giáo viên tham dự các lớp tập huấn theo:

(i) nhu cầu của bản thân;

(iì) yêu cầu của tố chức/người quân lí để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mói của hoạt động dạy học và giáo dục.

Hoạt động tập huấn cho giáo viên có thể được thực hiện theo những hình thức khác nhau: tập huấn đại trà, tập huấn cho nhóm giáo viên; tập huấn tập trung hoặc tập huấn tại cơ sở giáo dục.

Mô hình mạng lưới giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp. Mạng lưới của các giáo viên tạo điều kiện cho các giáo viên xích lại gần nhau để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải trong công việc, nhờ đó có thể phát triển được sự nghiệp riêng của mỗi người với tư cách là các cá nhân hay với tư cách là nhóm giáo viên. Các mạng lưới này có thể được tạo ra một cách tương đổi không chính thúc thông qua các cuộc họp thường kì giữa các giáo viên; hoặc chính thúc thông qua việc thiết lập các mổi quan hệ, giao tiếp và hội thoại.

Mặc dù các mô hình có tên gọi khác nhau, nhưng những nội dung cơ bản trong mô hình phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên được xác định tương đổi thổng nhất. Các nội dung này bao gồm:

(i) xác định nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên: nhằm xác định có xuất hiện khoảng cách giữa yêu cầu về vị trí mà giáo viên đang đảm nhận với khả năng đáp ứng hiện có của giáo viên hay không? Kết quả này cho phép xác nhận giáo viên đó cần mở rộng, phát triển hay đổi mới cái gì trong năng lực nghề nghiệp của bản thân.

(ii) Thiết kế mục tiêu, từ đó dựng nội dung để phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên.

(iii) Thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên: triển khai các hoạt động đã được hoạch định trong bước (ii).

(iv) Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động theo mục tiêu đã đề ra để có những điều chỉnh phù hợp.

* Chức năng của phát triển nghề nghiệp giáo viên

Chức năng của phát triển nghề nghiệp giáo viên là mở rộng, đổi mới và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Phát triển nghề nghiệp giáo viên mang lại những thay đổi cho hệ thống giáo dục (ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô) và cho cá nhân mỗi giáo viên. Phát triển nghề nghiệp giáo viên có những đặc điểm chính sau:

Phát triển nghề nghiệp giáo viên dựa trên xu hướng tạo dựng thay vì dựa trên mô hình chuyển giao.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình lâu dài.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên đuợc thực hiện với những nội dung cụ thể.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên liên quan mật thiết với những thay đổi, cải cách trường học.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò giúp giáo viên trong việc xây dụng những lí thuyết và thực tiễn sư phạm, giúp họ phát triển sự thành thạo trong nghề.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình cộng tác.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên được thực hiện và thể hiện rất đa dạng và có thể rất khác biệt ở những bổi cánh khác nhau.

Không một giáo viên nào có thể tự khẳng định mình là người đã hiểu biết tất cả và luôn thành công trong hoạt động nghề nghiệp. Nói cách khác, ngay cả những giáo viên giỏi, trong nhiều trường hợp, vẫn cần đến sự trợ giúp từ những người khác để hoàn thành các nhiệm vụ đuợc phân công trong lao động nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục.

Mọi giáo viên đều phải đóng vai là một người hướng dẫn đối với đồng nghiệp, đồng thời họ được trợ giúp từ chính vai trò mà họ đảm nhiệm để phát triển nghề nghiệp của bản thân. Hướng dẫn có vai trò quan trọng trong phát triển nghề nghiệp của mọi giáo viên, nhất là đổi với các giáo viên còn ít kinh nghiệm nghề nghiệp.

Cán bộ quản lí trường học, các giáo viên có kinh nghiệm thưởng là những người đóng vai trò hướng dẫn đồng nghiệp. Ở đây, những vấn đề về giảng dạy cũng như về chuyên môn đuợc thực hiện theo kĩ thuật chung của hoạt động hướng dẫn và đem lại hiệu quả đáng kể cho sự phát triển nghề nghiệp của các đổi tượng được hướng dẫn.

Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp là một trong các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên ở trường học. Sự tham gia nhiệt tình của giáo viên vào mô hình này là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của mô hình tại từng nhà trường. Căn cứ vào nội dung của phát triển nghề nghiệp giáo viên, có thể khái quát những lĩnh vục hướng dẫn chính trong phát triển nghề nghiệp giáo viên như sau:

Hướng dẫn đồng nghiệp vẽ chuyên môn

Mọi giáo viên, trong thời gian học nghề ở trường sư phạm, đều được đào tạo theo một chuyên môn xác định. Đó là ngành học mà họ theo đuổi và sau đó thực hiện lao động nghề nghiệp (dạy học) theo ngành học này ở cơ sở giáo dục. Ngành học của người giáo viên ở trường sư phạm là khoa học mà dựa vào đó, người ta xây dựng nên môn học trong chương trình giáo dục ở các cơ sở giáo dục phổ thông

Một số giáo viên thụ hưởng và có trinh độ học vấn cao hơn so với chuẩn đào tạo đã quy định. Các giáo viên này có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Ở trình độ này, họ được đào tạo theo những chuyên ngành của ngành đào tạo mà họ đã có ở trình độ cử nhân cao đẳng hoặc đại học.

Như vậy, ngành hoặc chuyên ngành được đào tạo của giáo viên ở trường sư phạm thuộc phạm trù chuyên mòn đổi với nghề nghiệp giáo viên. Những gì còn lai, liên quan đến việc đảm bảo kết quả hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên ở cơ sở giáo dục được gọi là nghiệp vụ của nghề nghiệp giáo viên.

Xét về lĩnh vục chuyên môn, theo quan niệm thông thưởng học 10 dạy 1, các trường sư phạm đảm bảo trang bị chuyên môn để người giáo viên có thể thực thi tốt chương trình môn học tương ứng ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

Chương trình giáo dục ở các cơ sở giáo dục bao gồm các môn học và các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của từng cấp học cụ thể. Học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông tham gia các hoạt động giáo dục và nghiên cứu/học các môn học (theo kĩ thuật thiết kế chương trình giáo dục hiện nay ở nước ta). Môn học thuộc chương trình giáo dục ở cơ sở giáo dục phổ thông đuợc xây dựng trên cơ sở của một khoa học tương ứng. Như vậy, học sinh học môn học chú không học khoa học. Trong khi đó, trong quá trình đào tạo của giáo viên ở trường sư phạm, hoạt động học tập của họ có tính chất nghiên cứu và tiếp cận với khoa học (ngành/chuyên ngành khoa học họ đựợc đào tạo).

Hướng dẫn đồng nghiệp có thể được thực hiện trực tiếp, gián tiếp, hướng dẫn chung hoặc hướng dẫn cá nhân. Mọi hình thức hướng dẫn đều có điểm mạnh và những hạn chế nhất định. Việc lựa chọn hình thức hướng dẫn đôi khi không phụ thuộc vào người hướng dẫn.

Để hướng dẫn đồng nghiệp thành công, bạn cần có thông tin về họ. Phương tiện để bạn có được những thông tin này là các công cụ như: các trắc nghiệm, phiếu điều tra, bảng kiểm, hướng dẫn phỏng vấn và sơ đồ quan sát... Các công cụ này phải được phát triển và kiểm tra hiệu lực. Căn cứ mục đích thu thập thông tin về đối tương cần hướng dẫn, bạn lựa chọn và sử dụng các công cụ để thu thập thông tin cần thiết bằng các phương pháp như:

Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn từng cá nhân; Quan sát theo nhóm và quan sát cá nhân;Ghi chép.

Dữ liệu có đuợc bằng việc sử dụng công cụ bạn đã lựa chọn cần được xử lí. Việc xử lí dữ liệu có thể thực hiện đơn giản bằng tính toán thú công nhưng cũng có thể thực hiện trên máy vĩ tính đổi với những phân tích phức tạp hơn.

3. Yêu cầu đối với người hướng dẫn đồng nghiệp và phương pháp lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp.

3.1. Yêu cầu đối với người hướng dẫn đồng nghiệp

Người hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp giáo viên phải là người tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp; có uy tín trong nghề nghiệp và khả năng tạo đuợc sự tin tưởng của đồng nghiệp. Hiểu được nguyện vọng của đồng nghiệp, mức độ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp (biết đuợc đồng nghiệp làm gì, làm như thế nào trong dạy học và giáo dục học sinh); thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp dụa trên cái đồng nghiệp cần. có thái độ thông cảm, có kĩ năng động viên, thúc đẩy đồng nghiệp; biết đưa ra nhiều lựa chọn để đồng nghiệp quyết định và làm cho đồng nghiệp biết họ phải làm gì để hoạt động nghề nghiệp của họ tốt hơn so với hiện tại.

Mặc dù là người có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, tuy nhiên, người hướng dẫn đồng nghiệp không phải là một nhà thông thái, vì vậy, bạn cần biết giới hạn của mình trong hướng dẫn đồng nghiệp. Nếu giới hạn của bạn là hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng nghiệp thì hãy dùng lại ở phạm vi đó, đừng lan man sang lĩnh vực khác mà bạn không quen.

3.2. Phương pháp lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp.

Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là quá trình chuẩn bị cho những thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp bằng việc ấn định trước các phuơng án hoạt động của đồng nghiệp hoặc của người hướng dẫn và đồng nghiệp trong tương lai.

Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là một quá trình, bao gồm các giai đoạn (lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch) và những bước đi cụ thể trong từng giai đoạn.

Giai đoạn lập kế hoạch tạo ra sản phẩm là những vân bản kế hoạch để người hướng dẫn có thể triển khai trong thực tiễn. Văn bản kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp giúp người hướng dẫn có được những thông tin cần thiết về:

Vấn đề cần ưu tiên trong hướng dẫn đồng nghiệp là gì?

Giải quyết vấn đề đó nhằm đạt đến mục tiêu gì? Khi nào thì đạt được?

Những hoạt động nào cần triển khai để có thể hướng dẫn được đồng nghiệp?

Những nguồn lực nào cần khai thác để thực hiện được các hoat động nói trên?

............., ngày..........tháng.........năm..........

Người viết              

Tải xuống


Đề thi, giáo án các lớp các môn học