Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS11 mới nhất
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS11
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS11: Chăm sóc hỗ trợ tâm lý cho học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số trong trường THCS
Năm học: ..............
Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................
Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................
I. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ ở trường THCS.
1. Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS.
* Đặc trưng cơ bản của học sinh THCS.
- Lứa tuổi học sinh HCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đây là lứa tuổi có vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của con người, là thời kỳ phát triển phức tạp người ta gọi là thời kỳ quá độ từ thơ ấu sang trưởng thành và gọi là lứa tuổi thiếu niên.
- Ở lứa tuổi này học sinh có sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối về mặt trí tuệ, đạo đức. Trong các em tồn tại song song dặc điểm của cả trẻ con và người lớn. Ở lứa tuổi này các em mong muốn chứng tỏ mình là người lớn, được đối xử như người lớn.
* Những điều kiện phát triển tâm lý.
- Sự phát triển về mặt thể chất (sinh lý): Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Tầm vóc các em lớn khá nhanh, hệ xương phát triển mà chủ yếu là xương ống tay, xương ống chân, xương ngõn tay, ngón chân phát triển chậm vì thế thiếu sự cân đối. Sự phát triển hệ tim mạch cũng không cân đối. Hệ thần kinh của các em chưa có khả năng chịu đựng kích thích mạnh mẽ hoặc đơn điệu kéo dài.......
- Sự thay đổi của điều kiện sống: Ở lứa tuổi này địa vị của các em trong gia đình đã có sự thay đổi. 1 số em đã phải lao động, được tham gia bàn bạc một số công việc trong gia đình. Ở nhà trường các em được học nhiều môn học khác nhau, bao gồm nhiều hệ thống tri thức với các khái niệm trừu tượng. Các em được học và tiếp xúc với môi trường đa dạng, nhiều thầy cô giáo, nhiều bạn bè. Đối với xã hội các em được thừa nhận là những thành viên tích cực, được giao 1 số nhiệm vụ nhất định. Vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, tư duy độc đáo của các em.
* Một số đặc điểm tâm lý của thiếu niên.
- Có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Trí nhớ của các em phát triển mạnh đặc biệt là trí nhớ có chỉ định. Khối lượng ghi nhớ được tăng lên. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa ở các em phát triển mạnh.
- Nhu cầu khẳng định mình của các em phát triển mạnh mẽ, các em rất muốn được chứng minh, thể hiện mình trước mọi người.
- Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với mọi người. Có khát vọng được bạn bè thừa nhận, tôn trọng.
- HS đã bắt đầu quan tâm đến tình bạn khác giới. Điều này ảnh hưởng đến tính ngượng ngùng, e thẹn của các em.
- Bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất của mình. Các em có nhu cầu tự đánh giá và so sánh mình với người khác.
- Tình cảm ở lứa tuổi này phức tạp hơn, các em dễ xúc độn, dễ bị kích động, tình cảm mang tính chất bồng bột, khả năng kiềm chế còn kém.
2. Nghiên cứu và chăm sóc, hỗ trợ tâm lý đối với học sinh THCS.
* Một số trường hợp cụ thể trong chăm sóc tâm lý học sinh THCS:
- Học sinh gặp sự căng thẳng: Đây là phản ứng của con người đối với 1 tác nhân gây hại cho cơ thể và tâm sinh lý con người. Các tác nhân gây sự căng thẳng: Những sự kiện của cuộc sốn, những phức tạp, rắc rối hàng ngày, tính chất công việc của mỗi người hay những xug đột trong tâm lý, suy nghĩ của con người.
Khi căng thẳng con người thường có các biểu hiện không bình thường về sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức.
Khi học sinh gặp phải tình trạng căng thẳng người lớn cần gần gũi, giúp các em khắc phục các suy nghĩ không tích cực. Về lâu dà rèn luyện cho các em tư duy tích cực, tậm trung vào những điểm tích cực. Đồng thời khuyến khích các em giao lưu, chia sẻ, tham gia các hoạt động TDTT- VHNT để giảm căng thẳng.
* Học sinh gặp rào cản về giới: Giới là hiện tượng cấu trúc xã hội gán cho 2 giới tính khác nhau. Không giống như giới tính, giới là một đặc trưng mang tính tri giác. Bởi thế dễ thay đổi khi nó ảnh hưởng đến cách thức mà mọi người hành động, cư xử với nhau. Ý thức về giới phát triển mạnh ở học sinh lứa tuổi học sinh THCS. Điều này thể hiện rõ ở đời sống tình cảm của các em. Hiện nay 1 số HS có thái độ lệch lạc trong quan hệ bạn bè khác giới tính. Quan tâm đến bạn khác giới không đúng mục đích.
HS lứa tuổi THCS chịu ảnh hưởng lớn từ giáo dục văn hóa giới tính vì vậy cần làm tốt công tác giáo dục, định hướng cho các em có cách nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
3. Một số gợi ý chăm sóc tâm lý.
- Làm cho HS cảm thấy an toàn: Cần giúp các em phân biệt đúng sau, nên khoan dung trước những lỗi lầm của các em. Là tấm gương kiên định, chuẩn mực trong cư xử, xử lý công bằng mọi tình huống.
- Làm cho HS cảm thấy được yêu thương: Tạo môi trường thân thiện trong trường, tại gia đình,xã hội để các em có thể biểu lộ, thể hiện bản thân, cảm thấy được yêu thương, chăm sóc.
- Làm cho HS nhận thấy được hiểu, thông cảm: Lắng nghe học sinh, tạo điều kiện để các em được bộc lộ cảm xúc, cời mở, linh hoạt, hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh.
- Làm cho các em thấy được tôn trọng: Lắng nghe các em 1 cách quan tâm, chăm chỉ. Giành thời gian để nhận ra cảm xúc của HS.
- Làm cho HS cảm thấy mình có giá trị: Luôn tiếp nhận ý kiến của HS, lắng nghe các em nói, tạo cơ hội cho HS bộc lộ khả năng của mình.
⇒ Tóm lại: Học sinh lứa tuổi THCS cần được giáo viên hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâp lý. Hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý cho HS THCS là nhằm giúp các em vượt qua được những khó khăn, rào cản trong học tập, trong quan hệ với những người xung quanh.
II. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho HS người dân tộc thiểu số ở trường THCS.
1. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của HS người dân tộc thiểu số:
- Đặc điểm về tri giác: Học sinh dân tộc thiểu số có độ nhạy cảm thính giác, thị giác cao . giác quan tinh nhạy nhưng quá trình tổng hợp, khái quá để đi đến nhận xét chung lại rất hạn chế.
- Đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ: Vốn tiếng việt của HS người dân tộc nghèo nàn. Gây khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập.
- Đặc điểm về tình cảm và giao tiếp xã hội: Học sinh dân tộc thiểu dố gặp khó khăn trong việc thể hiện mình bằng lời nói. Các em hay xấu hổ, nhút nhát trong việc trao đổi với thầy cô gây ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức của các em.
2. Biện pháp tư vấn tâm lý với học sinh người dân tộc thiểu số.
* Một số hình thức tư vấn tâm lý:
- Tiến hành khảo sát các hành vi của HS.
- Tiến hành phỏng vấn HS.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục mang tính cụ thể hóa cho HS gặp khó khăn.
- Tổ chức các buổi tư vấn tâm lý cho HS.
- Tiến hành liệu pháp cá nhân đối với HS.
............., ngày..........tháng.........năm..........
Người viết
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)