Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 trang 24 Kết nối tri thức
Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 trang 24 trong Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam Lịch Sử & Địa Lí 5 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập Lịch Sử Địa Lí 5.
Luyện tập trang 24 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Dựa vào lược đồ phân bố dân cư Việt Nam năm 2021, hãy kể tên 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số cao nhất và 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số tỉnh, thành thấp nhất.
Lời giải:
- 3 tỉnh/ thành phố có mật độ dân cư cao nhất: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Hải Phòng.
- 3 tỉnh/ thành phố có mật độ dân cư thấp nhất: Lai Châu; Điện Biên; Sơn La
Vận dụng trang 24 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Tìm hiểu và viết đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một dân tộc ở nước ta (tên, nơi sinh sống, trang phục, lễ hội,...) và chia sẻ với các bạn.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về dân tộc Mường
- Người Mường sinh sống chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và miền Tây Thanh Hóa...
- Người Mường sống định canh, định cư tại những thung lũng hẹp. Họ làm nông nghiệp lúa nước và có thêm nương rẫy phụ trợ. Nghề phụ của dân tộc này trong những tháng nông nhàn là dệt vải, đan lát, ươm tơ và khai thác nguồn lợi từ rừng.
- Trang phục của người Mường không quá cầu kỳ, bao gồm trang phục nam và trang phục nữ.
+ Trang phục nam là áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới và đôi khi có thêm túi ngực. Đàn ông Mường cắt tóc ngắn, quấn khăn trắng. Quần nam Mường là quần lá tọa, ống rộng, dùng khăn thắt giữa bụng. Lễ hội thì dùng áo lụa tím hoặc vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác áo chùng đen, cài cúc nách.
+ Trang phục nữ độc đáo: khăn đội đầu trắng, yếm, áo cánh màu trắng, thân ngắn, xẻ ngực, váy dài đến mắt cá chân gồm thân váy và cạp váy. Cạp váy là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và tỉ mỉ với nhiều nét hoa văn mang đậm nét văn hóa truyền thống Đông Sơn. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt, bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
- Lễ hội của người Mường diễn ra quanh năm: Lễ sắc bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới.
- Trò chơi dân gian của người Mường gần gũi với mọi đối tượng của cộng đồng: Thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn (có cả ở người Thái). Trò chơi lứa tuổi thiếu niên có đánh cá cắt, trò cò le, trò đánh chó hoặc buôn chó, trò đánh măng, trò chăm chỉ, chằm chăn…
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết Bài 5: Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT