Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Vương quốc Phù Nam
Với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 6: Vương quốc Phù Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử Địa Lí 5.
Video Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 6: Vương quốc Phù Nam - Cô Thanh Nga (Giáo viên VietJack)
Khởi động (trang 29)
Câu hỏi trang 29 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Hình 1 là một trong những hiện vật tiêu biểu của Vương quốc Phù Nam. Hãy chia sẻ những điều em biết về vương quốc này.
Lời giải:
- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Trong các thế kỉ III-V, Phù Nam trở thành đế chế hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Từ thế kỉ XI, Phù Nam suy yếu; đến thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính.
Khám phá (trang 29)
1. Sự thành lập Vương quốc Phù Nam
Câu hỏi trang 29 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
- Cho biết thời gian và địa điểm thành lập Vương quốc Phù Nam.
- Kể lại truyền thuyết về Hỗn Điền-Liễu Diệp.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Thời gian ra đời của Vương quốc Phù Nam vào khoảng thế kỉ I.
- Địa điểm ra đời của Vương quốc Phù Nam là tại khu vực "Phù Nam Bộ", nằm ở hạ lưu sông Mê Kông. Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
♦ Yêu cầu số 2:
- Truyền thuyết về Hỗn Điền-Liễu Hiệp:
+ Liễu Diệp là Nữ vương của Phù Nam, phía nam nước này có một vương quốc đặt dưới sự cai quản của Hỗn Điền.
+ Hỗn Điền được báo mộng sẽ trở thành vua của Phù Nam và được ban cho một cây cung.
+ Hỗn Điền đem quân đi đánh, Liễu Diệp mang quân chặn đánh nhưng không thành đành phải xin hàng, sau đó 2 người nên duyên vợ chồng và cùng nhau cai quản Phù Nam.
2. Một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam
Câu hỏi trang 30 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 7, hãy kể tên và mô tả một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam.
Lời giải:
- Một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam như là: Đồng tiền kim loại, nồi và cà ràng, khuyên tai bằng vàng, Tượng phật Bình Hòa, …
- Mô tả một số hiện vật khảo cổ của Vương quốc Phù Nam:
+ Đồng tiền kim loại thời Vương quốc Phù Nam được phát hiện ở tỉnh An Giang: chủ yếu được làm bằng chất liệu bạc, với kiểu dáng tròn, có kích thước từ 1-3cm, có xuất xứ bản địa, được cư dân Phù Nam dùng để trao đổi buôn bán trong nước và với thương nhân nước ngoài. Sự xuất hiện và sử dụng tiền trong trao đổi, chứng tỏ Vương quốc Phù Nam có kinh tế hàng hóa rất phát triển (Hình 4-SGK).
+ Cà ràng (bếp đun) được phát hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh: loại bếp này làm bằng đất nung, có thành che gió, đáy giữ tro, đun bằng củi hoặc than, thuận tiện khi sử dụng ở nhà sàn hoặc trên thuyền, ghe. Ngày nay, cà ràng vẫn được người dân vùng Tây Nam Bộ sử dụng khá phổ biến (Hình 5-SGK).
+ Khuyên tai bằng vàng của cư dân Phù Nam được phát hiện ở tỉnh An Giang: được làm từ chất liệu chính là vàng, ghép từ hai nửa với nhiều kiểu dáng, kích thước và trang trí tinh xảo, thể hiện kỹ thuật kim hoàn cao. Đây là một trong những đồ trang sức phổ biến nhất thời Vương quốc Phù Nam, được sử dụng bởi cả nam và nữ (Hình 6-SGK).
+ Tượng Phật Bình Hòa được làm bằng gỗ bằng lăng, tạc hình đúc Phật đứng trên toà sen với mái tóc xoăn. Thân tượng khoác áo choàng phủ vai trái, hai tay để ngang ngực. Tượng Phật Bình Hòa thể hiện kỹ thuật điêu khắc tinh xảo của người Phù Nam, với đường nét mềm mại, uyển chuyển, thể hiện sự thanh tao, thoát tục của Đức Phật. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng của cư dân Phù Nam (Hình 7-SGK).
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 trang 31
Luyện tập (trang 31)
Luyện tập 1 trang 31 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Trình bày sự thành lập Vương quốc Phù Nam.
Lời giải:
- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, gắn với truyền thuyết về Hỗn Điền-Liễu Diệp cùng một số bằng chứng khảo cổ học. Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu ở khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
- Những di tích và hiện vật khảo cổ học tìm thấy ở vùng Nam Bộ là bằng chứng quan trọng góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử ra đời và phát triển của Vương quốc Phù Nam.
Luyện tập 2 trang 31 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam.
Lĩnh vực |
Hiện vật |
Đời sống vật chất |
|
Đời sống tinh thần |
Lời giải:
Lĩnh vực |
Hiện vật |
Đời sống vật chất |
Xương động vật và dụng cụ Nhà sàn Thuyền, bè Bếp cà ràng |
Đời sống tinh thần |
Tượng thần Vít-xnu Nhẫn vàng có hình bò Nan-di Bia đá Phù Nam có khắc chữ San-krit Hoa tai, vòng cổ, vòng tay Dấu tích Đền thần Mặt Trời ở Gò Cây Thị (An Giang) |
Vận dụng (trang 31)
Vận dụng trang 31 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Vẽ và trang trí một hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam mà em ấn tượng.
Lời giải:
(*) HS tự thực hiện theo cảm nhận của bản thân
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT