Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 99 Kết nối tri thức

Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 99 trong Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Luyện tập 1 trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Lập và hoàn thiện bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về một số chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên | Kết nối tri thức

Lời giải:

TT

Hoạt động chính

1

Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.

2

Phục dựng nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru…

3

Tổ chức nhiều cuộc thi, như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...

Luyện tập 2 trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em ấn tượng nhất với hoạt động nào trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Trong lễ hội Cồng chiêng, em ấn tượng nhất với hoạt động: phục dựng các lễ hội dân gian gắn với diễn tấu cồng chiêng và các cuộc thi như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...

- Vì: thông qua lễ hội và các cuộc thi này, em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử và đặc trưng văn hóa của vùng đất và con người ở Tây Nguyên.

Vận dụng trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm hiểu thông tin và cho biết ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên còn có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng?

Lời giải:

- Ở Việt Nam, ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên, còn có một số dân tộc cũng sử dụng cồng chiêng, như: người Mường, người Thái; người Thổ,…

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: