Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
Với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.
Khởi động (trang 6)
Câu hỏi trang 6 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hai bạn trong hình đang trao đổi về nội dung gì? Hãy kể tên một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí mà em biết.
Lời giải:
- Hai bạn trong hình đang trao đổi về một số phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí.
- Một số phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí mà em biết là:
+ Bản đồ, lược đồ;
+ Bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian;
+ Hiện vật, tranh ảnh.
Khám phá (trang 6, 9)
1. Bản đồ, lược đồ
Câu hỏi trang 6 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát các hình 1, 2, em hãy
- Đọc tên bản đồ, lược đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào.
- Chỉ một nơi có độ cao trên 1500 m ở hình 1.
- Chỉ hướng tiến quân của quân Hai Bà Trưng ở hình 2
Lời giải:
* Yêu cầu số 1:
- Đọc tên bản đồ, lược đồ:
+ Hình 1: Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam.
+ Hình 2: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
- Bảng chú giải ở các bản đồ, lược đồ:
+ Trong hình 1, bảng chú giải thể hiện các đối tượng là: phân tầng độ cao địa hình; sông, hồ, đảo, quần đảo và tên địa danh hành chính.
+ Trong hình 2, bảng chú giải thể hiện các đối tượng là: địa điểm đóng quân của Hai Bà Trưng và bản doanh của quân Hán; hướng tiến quân của Hai Bà Trưng và các địa danh hành chính.
* Yêu cầu số 2: Nơi có độ cao trên 1500 m ở bản đồ hình 1 là: dãy núi Hoàng Liên Sơn.
* Yêu cầu số 3: Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng:
+ Từ Hát Môn tiến về Mê Linh theo hướng: Đông Bắc
+ Từ Mê Linh tiến về Cổ Loa theo hướng: Đông Nam
+ Từ Cổ Loa tiến về Luy Lâu theo hướng: Đông Nam
2. Bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian
Câu hỏi 1 trang 9 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy đọc bảng diện tích và số dân của một số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020.
Lời giải:
- Diện tích và dân số một số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020:
+ Thành phố Hà Nội có diện tích khoảng 3359 km2 với số dân 8247 nghìn người.
+ Thành phố Đà Nẵng có diện tích khoảng 1285 km2 với số dân 1170 nghìn người.
+ Tỉnh Lâm Đồng có diện tích khoảng 9783 km2 với số dân 1310 nghìn người.
+ Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 2061 km2 với số dân 9228 nghìn người.
+ Thành phố Cần Thơ có diện tích khoảng 1439 km2 với số dân 1241 nghìn người.
Câu hỏi 2 trang 9 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 4, em hãy cho biết tỉnh/thành phố nào có diện tích lớn nhất.
Lời giải:
- Quan sát hình 4, có thể thấy:
+ Tỉnh Lâm Đồng có diện tích lớn nhất;
+ Thành phố Đà Nẵng có diện tích nhỏ nhất.
Câu hỏi 3 trang 9 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 5, em hãy giới thiệu các mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử tương ứng của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
Lời giải:
- Các mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử tương ứng của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:
+ Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
+ Năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.
+ Năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi.
3. Hiện vật, tranh ảnh
Câu hỏi trang 10 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát các hình 7, 8 em hãy:
- Mô tả mũi tên đồng Cổ Loa.
- Mô tả bức ảnh cánh đồng Phong Nậm.
Lời giải:
- Yêu cầu số 1: Mô tả mũi tên đồng Cổ Loa:
+ Các mũi tên được làm bằng đồng.
+ Hầu hết mũi tên có 3 cạnh, sắc nhọn, có trụ, cánh và có chuôi; chiều dài của các mũi tên khoảng từ 6 đến 11 cm. Với cấu trúc và kiểu dáng như vậy, các mũi tên đồng Cổ Loa có thể đảm bảo độ chính xác tới đích bắn, tạo vết thương hở khi cắm vào mục tiêu.
=> Sự ra đời và cấu tạo của mũi tên đồng đã thể hiện sự phát triển về kĩ thuật quân sự của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc.
- Yêu cầu số 2: Mô tả bức ảnh cánh đồng Phong Nậm:
+ Cánh đồng Phong Nậm rất đỗi nên thơ, yên bình với những cánh đồng lúa trải dài, xanh mướt. Dòng sông Quây Sơn uốn lượn như một dải lụa nằm vắt ngang giữa các cánh đồng, men theo từng chân núi, rặng tre. Lấp ló trong khung cảnh thơ mộng ấy là những nếp nhà của đồng bào dân tộc Tày và phía xa xa là những dãy núi cao, hùng vĩ với mây mù che phủ.
+ Ngắm nhìn khung cảnh cánh đồng Phong Nâm, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ cùng cuộc sống thanh bình nơi vùng quê yên ả.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 11
Luyện tập (trang 11)
Luyện tập 1 trang 11 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí theo gợi ý hình bên.
Lời giải:
Luyện tập 2 trang 11 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm ví dụ trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 về các phương tiện học tập môn học: bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, hiện vật, tranh ảnh, trục thời gian (mỗi phương tiện lấy hai ví dụ).
Lời giải:
- Ví dụ về bản đồ:
+ Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam (trang 7)
+ Bản đồ hành chính Việt Nam (trang 14)
- Ví dụ về lược đồ:
+ Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 (trang 8)
+ Lược đồ công nghiệp vùng Nam Bộ năm 2020 (trang 106)
- Ví dụ về bảng số liệu:
+ Bảng diện tích và số dân của một số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020 (trang 9)
+ Bảng độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên (trang 87)
- Ví dụ về hiện vật:
+ Mũi tên đồng Cổ Loa (trang 10)
+ Trống đồng Ngọc Lũ (trang 51)
- Ví dụ về tranh ảnh:
+ Cánh đồng Phong Nậm, tỉnh Cao Bằng (trang 11)
+ Phong tục gói bánh chưng ngày tết Nguyên đán (trang 16)
- Ví dụ về trục thời gian:
+ Trục thời gian thể hiện một số sự kiện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 (trang 10)
+ Trục thời gian thể hiện tên gọi Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì lịch sử (trang 55)
Vận dụng (trang 11)
Vận dụng trang 11 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hãy cùng bạn thực hành sử dụng một phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
Lời giải:
(*) Học sinh tự thực hiện
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT