Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 15 Kết nối tri thức

Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 15 trong Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Luyện tập trang 15 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng thông tin dưới đây vào vở.

A

B

Tên các tỉnh/thành phố tiếp giáp với địa phương em

?

Các mùa trong năm của địa phương em

?

Tên một số hoạt động kinh tế nổi bật ở địa phương em

?

Tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng của địa phương em

?

Tên một số tuyến đường giao thông ở địa phương em

?

Lời giải:

(*) Tham khảo: một số thông tin về Thành phố Hà Nội

A

B

Tên các tỉnh/thành phố tiếp giáp với địa phương em

- Phía Bắc giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc;

- Phía Nam, giáp với các tỉnh: Hà Nam, Hòa Bình;

- Phía Đông, giáp với các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;

- Phía Tây, giáp với các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ.

Các mùa trong năm của địa phương em

- Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Trong năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

Tên một số hoạt động kinh tế nổi bật ở địa phương em

- Các hoạt động kinh tế nổi bật ở Hà Nội:

+ Nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả,…)

+ Sản xuất công nghiệp (với nhiều khu công nghiệp nổi tiếng, như: khu công nghiệp công nghiệp công nghệ sinh học cao; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Bắc Thăng Long,…)

+ Các hoạt động thương mại và dịch vụ.

Tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng của địa phương em

- Chùa Hương (huyện Mỹ Đức).

- Chùa Thầy (huyện Quốc Oai)

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Ba Đình)

Tên một số tuyến đường giao thông ở địa phương em

- Một số tuyến đường cao tốc hướng tâm, gồm: Hà Nội - Hải Phòng; Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lạng Sơn,…

- Một số vành đai đô thị là: Vành đai 3, Vành đai 4,…

Vận dụng trang 15 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Viết đoạn văn ngắn về một địa danh nổi tiếng ở địa phương em.

Lời giải:

(*) Đoạn văn tham khảo: Giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội.

Trong lịch sử, di tích này là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta từ thời Lý đến thời Lê; đồng thời cũng là nơi dựng bia “đề danh” (hiện còn 82 bia) những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi tiến sĩ từ thời Lý đến thời Lê, trong đó có nhiều danh nhân trong lịch sử nước ta.

Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước đầu tư phục dựng năm 1999- 2000.

Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu - nơi thờ tự tiên Nho, và Quốc Tử Giám - trường đào tạo trí thức Nho học.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: