Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí

- Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những quốc gia đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí.

+ Năm 1487, đoàn thám hiểm của B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi, địa điểm này được B. Đi-a-xơ đặt tên là Mũi Bão Tố, sau gọi là Mũi Hảo Vọng.

+ Năm 1492, Đoàn thám hiểm của C.Cô-lôm-bô đã tìm ra châu Mỹ.

+ Năm 1498, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đã cập bến đến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

+ Trong những năm 1519 - 1522, đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí

Ma-gien-lăng là nhà hàng hải đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển

2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Hệ quả tích cực:

+ Đem lại cho con người những hiểu biết mới về Trái Đất, những vùng đất mới, con đường giao thương mới, dân tộc mới…

+ Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục (hàng hóa, cây trồng, ngôn ngữ…)

+ Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

- Hệ quả tiêu cực:

+ Sự ra đời chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa

+ Buôn bán nô lệ da đen

+ Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị tiêu diệt.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí

Cảnh buôn bán nô lệ (tranh minh họa)

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác