Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Sau khi chiếm Đại Ngu, Nhà Minh thiết lập bộ máy đô hộ, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của người Việt.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Quân Minh đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam (tranh minh họa)

- Lê Lợi là một hào trưởng vùng Lam Sơn đã tích trữ lương thực, vũ khí, bí mật tập hợp những người cùng chí hướng để chờ thời cơ khởi nghĩa.

- Năm 1416, tại Lũng Nhai, Lê Lợi cùng 18 chiến hữu làm lễ kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước.

- Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Tại hội thề Lũng Nhai năm 1416 (tranh minh họa)

b. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423)

- Những năm đầu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu tổn thất lớn.

- Trước tình thế đó, Lê Lợi chủ trương tạm hòa với quân Minh. Nguyễn Trãi đã thương lượng thành công.

- Mùa hè năm 1423, nghĩa quân về căn cứ Lam Sơn, từng bước khôi phục và phát triển lực lượng.

c. Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424 - 1425)

- Năm 1424, theo kế hoạch, Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía Nam đánh chiếm Nghệ An.

- Chỉ trong vòng 10 tháng, nghĩa quân giải phóng một vùng rộng từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.

d. Khởi nghĩa toàn thắng (1426 - 1427)

- Tháng 9/1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, đánh thắng nhiều trận. Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan (Hà Nội) cố thủ, chờ viện binh.

- Chiến thắng Tốt động - Chúc động:

+ Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh tiến đánh Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ.

+ Quân Minh rơi vào trận địa phục kích của quân Lam Sơn, bị tổn thất nặng nề.

- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang:

+ Tháng 10/1427, 15 vạn quân Minh chia làm 2 ngả tiến vào nước ta, chi viện cho Vương Thông.

+ Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của quân Lam Sơn, bị tổn thất nặng nề.

- Hội thề Đông Quan:

+ Nghĩa quân Lam Sơn xiết chặt vòng quay thành Đông Quan. Nguyễn Trãi viết thư dụ Vương Thông ra hàng.

+ Ngày 10/12/1427, tại phía Nam thành Đông Quan diễn ra hội thề chấm dứt chiến tranh. Quân Minh rút về nước.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Hội thề Đông Quan (tranh minh họa)

2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

- Đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn, biết dựa vào sức dân.

- Tài năng lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và nhiều danh tướng khác, như: Nguyễn Xí, lê Sát, Lê Ngân…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Lê Lai liều mình cứu chúa (Lê Lợi)

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ ách thống trị của nhà Minh.

- Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác