Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 9 (có đáp án): Văn hóa tiêu dùng
Với câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Văn hóa tiêu dùng sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11.
Câu 1. Yếu tố nào sau đây là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước?
A. Kinh doanh.
B. Tiêu dùng.
C. Lưu thông.
D. Tiền tệ.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước.
B. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng.
C. Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.
D. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Câu 3. Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng được gọi là
A. cơ hội đầu tư.
B. văn hóa tiêu dùng.
C. ý tưởng kinh doanh.
D. đạo đức kinh doanh.
Câu 4. Văn hóa tiêu dùng có quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, ngoại trừ việc
A. tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
B. góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
C. xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
D. góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
Câu 5. Đối với đời sống xã hội, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?
A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
B. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
D. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
Câu 6. Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là
A. tính kế thừa.
B. tính thời cơ.
C. tính lãng phí.
D. tính sính ngoại.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
A. Tính hợp lí.
B. Tính kế thừa.
C. Tính thời đại.
D. Tính khôn vặt.
Câu 8. Thói quen tiêu dùng của chị P trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Trường hợp. Là người tiêu dùng thận trọng, chị P luôn cân nhắc trước khi mua hàng hoá. Với sự đa dạng về chủng loại, giá cả và mẫu mã sản phẩm trên thị trường, chị P đã biết lựa chọn hàng hoá một cách hợp lí. Để tránh lãng phí, trước khi quyết định mua hàng, chị thường tìm hiểu thông tin về hàng hoá, sản phẩm mình cần (giá cả, tính năng, chất lượng và phản hồi từ người tiêu dùng khác),...
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
Câu 9. Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin. Trước đây, sống trong môi trường rủi ro và tự cấp, tự túc, người Việt hình thành tính cách cần cù, chăm chỉ đi đôi với tiết kiệm. Dù nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển ở Việt Nam nhiều năm nhưng văn hoá tiết kiệm vẫn còn thể hiện khá rõ trong quá trình tiêu dùng của người dân, đặc biệt là cư dân ở nông thôn.
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
Câu 10. Tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là:
A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Câu 11. Người tiêu dùng Việt Nam biết cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
Câu 12. Xác định đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam trong trường hợp sau:
Trường hợp. Gia đình chị A thường lựa chọn mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo chị A, ưu điểm của kênh siêu thị so với các hình thức thương mại truyền thống trước tiên là giá cả hàng hóa được niêm yết, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhờ đó, tạo dựng sự tin tưởng và an tâm nhất định cho khách hàng. Tiếp đến là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu trong nước lẫn quốc tế, cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn luôn được cập nhật thường xuyên, công khai. Đây cũng chính là lí do khiến xu hướng tiêu dùng hiện đại đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các kênh siêu thị, trung tâm thương mại.
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
A. Tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam.
B. Tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
C. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 14. Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải
A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 15. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa?
A. Dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị T vẫn vay tiền để mua sắm hàng hiệu.
B. Nhằm tiết kiệm tiền, chị K đã mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sử dụng.
C. Khi đi du lịch, anh B mua các đặc sản của địa phương đó về làm quà cho mọi người.
D. Anh M mua ô tô để khoe với bạn bè dù nhu cầu sử dụng của bản thân không nhiều.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều