Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 21 (có đáp án): Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11.
Câu 1. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền
A. tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
C. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.
D. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.
Câu 2. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo.
D. Học tập và thực hành giáo luật tôn giáo.
Câu 3. Bố mẹ bạn A trong tình trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Bố mẹ A là người theo tôn giáo nhưng luôn tôn trọng ý kiến của A, không cưỡng ép hay thuyết phục A cũng phải theo tôn giáo giống mình.
A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Được bảo hộ danh dự.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 4. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.
A. Chị H.
B. Bà K.
C. Ông M.
D. Bố mẹ chị H.
Câu 5. Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Tình huống. Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.
A. Anh A.
B. Chị B.
C. Ông T.
D. Bà C.
Câu 6. Công dân vi phạm quyền tự do tín ngưỡng khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Phân biệt đối xử, kì thị người khác vì lý do tôn giáo.
B. Học tập và thực hành các lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng.
C. Tham gia các lễ hội văn hóa - tín ngưỡng tại địa phương.
D. Tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
B. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
C. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của người khác.
Câu 8. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều
A. bị xử phạt hành chính.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. bị phạt cải tạo không giam giữ.
D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Câu 9. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc
A. có thể gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước.
B. ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
C. có thể gây tổn hại về sức khỏe, danh dự… của công dân
D. người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Mỗi công dân chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.
B. Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
C. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
D. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.
Câu 11. Trong tình huống sau, những chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Tình huống. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt (do ông T đứng đầu) đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo tôn giáo mới để được thoát nghèo, để có tiền mua xe, xây nhà. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập tôn giáo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống mình. Quá sợ hãi trước các hành vi của chồng, bà M (vợ ông Q) đã bí mật báo sự việc tới chính quyền địa phương và công an xã để nhờ họ trợ giúp.
A. Ông Q, bà M và công an xã B.
B. Ông Q và nhóm người theo tôn giáo lạ.
C. Bà M và chính quyền xã B.
D. Chính quyền và công an xã B.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều