Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 33: Tập tính ở động vật
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Tập tính ở động vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật
- Khái niệm: Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành hai loại gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
+ Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Ví dụ: Tập tính bơi của cá, tập tính giăng tơ của nhện,…
Một số tập tính bẩm sinh
+ Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Ví dụ:Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ, gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ,…
Một số tập tính học được
- Vai trò: Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
+ Ví dụ: Tập tính sinh sản giúp động vật duy trì nòi giống, tập tính săn mồi giúp động vật tìm kiếm được thức ăn, tập tính di cư giúp động vật thích nghi với môi trường sống, tập tính xã hội giúp động vật tạo nên các mối quan hệ hài hòa trong xã hội,…
Một số tập tính của động vật
2. Thực hành quan sát tập tính ở động vật
2.1. Chuẩn bị
- Video về một số tập tính ở động vật: tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính di cư hoặc các tập tính khác.
- Phiếu định hướng quan sát theo mẫu:
Tập tính quan sát được |
Loại tập tính |
Ý nghĩa đối với động vật |
|
Bẩm sinh |
Học được |
||
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
2.2. Cách tiến hành
- Quan sát, ghi chép và trình bày kết quả quan sát được về một số tập tính ở động vật vào phiếu định hướng quan sát.
3. Ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn
- Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người.
+ Ví dụ: Dạy chó đi săn hoặc phát hiện kẻ gian, dùng đèn bẫy côn trùng, huấn luyện bò về chuồng khi nghe tiếng chuông,…
Huấn luyện chó
Dùng đèn bẫy côn trùng
- Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt.
+ Ví dụ: Học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài; học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ,…; xóa bỏ những thói quen không tốt.
Vận dụng tập tính trong học tập và sinh hoạt của con người
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết KHTN 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST