Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 40 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 40 trong Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 40.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 40 KHTN lớp 7: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy chỉ ra nguyên tố khí hiếm gần nhất của hydrogen và oxygen. Để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố khí hiếm gần nhất, nguyên tử hydrogen và oxygen có xu hướng gì?

Trả lời:

Nguyên tố khí hiếm gần nhất của hydrogen là helium (He).

Nguyên tử hydrogen có 1 electron lớp ngoài cùng, để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố helium (2 electron lớp ngoài cùng) nguyên tử hydrogen có xu hướng góp chung 1 electron với nguyên tử nguyên tố khác.

Nguyên tố khí hiếm gần nhất của oxygen là neon (Ne).

Nguyên tử oxygen có 6 electron lớp ngoài cùng, để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố neon (8 electron lớp ngoài cùng) nguyên tử oxygen có xu hướng góp chung 2 electron với nguyên tử nguyên tố khác.

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy chỉ ra nguyên tố khí hiếm gần nhất của hydrogen và oxygen

Câu hỏi thảo luận 6 trang 40 KHTN lớp 7: Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử hydrogen và oxygen là bao nhiêu?

Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử hydrogen và nguyên tử oxygen sẽ giống với khí hiếm nào?

Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng

Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng

Trả lời:

Trong phân tử hydrogen (H2), mỗi nguyên tử hydrogen (H) đều có 2 electron lớp ngoài cùng. 

Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử hydrogen giống với khí hiếm helium (He)

Trong phân tử oxygen (O2), mỗi nguyên tử oxygen (O) đều có 8 electron lớp ngoài cùng.

Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen giống với khí hiếm neon (Ne).

Câu hỏi thảo luận 7 trang 40 KHTN lớp 7: Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen và oxygen.

Trả lời:

- Quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen:

+ Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

+ Khi hai nguyên tử H liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp electron để tạo ra đôi electron dùng chung.

+ Hạt nhân của hai nguyên tử H cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử hydrogen.

Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen và oxygen

- Quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen:

+  Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng và cần thêm 2 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

+ Khi hai nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 2 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.

+ Hạt nhân của hai nguyên tử O cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử oxygen.

Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen và oxygen

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác