Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 38 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 38 trong Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 38.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 38 KHTN lớp 7: Câu hỏi thảo luận 2 trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?

Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium

Trả lời:

Mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium:

- Nguyên tử sodium (Na) nhường đi 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng để trở thành ion sodium mang điện tích dương, kí hiệu Na+

- Nguyên tử magnesium (Mg) nhường đi 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng để trở thành ion magnesium mang điện tích dương, kí hiệu Mg2+

Nhận xét:

- Các ion này đều có 8 electron lớp ngoài cùng.

- Sự phân bố electron của ion sodium (Na+) và ion magnesium (Mg2+) đều giống với sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm neon (Ne).

Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium

Luyện tập trang 38 KHTN lớp 7: Hãy xác định vị trí của aluminium trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion aluminium từ nguyên tử aluminium.

Trả lời:

Aluminium (Al) thuộc ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.

Nguyên tử aluminium nhường 3 electron ở lớp ngoài cùng để trở thành ion aluminium, kí hiệu Al3+

Sơ đồ tạo thành ion aluminium:

Hãy xác định vị trí của aluminium trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion

Câu hỏi thảo luận 3 trang 38 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 6.3, em hãy mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?

Quan sát Hình 6.3, em hãy mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide

Trả lời:

Mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide:

- Nguyên tử chlorine nhận thêm 1 electron để để trở thành ion chloride mang điện tích âm, kí hiệu Cl-

- Nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron để trở thành ion oxide mang điện tích âm, kí hiệu O2-

Nhận xét:

- Lớp vỏ của các ion chloride và ion oxide đều có 8 electron lớp ngoài cùng.

- Sự phân bố electron của ion chloride giống với sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm argon (Ar).

Quan sát Hình 6.3, em hãy mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide

- Sự phân bố electron của ion oxide giống với sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm neon (Ne).

Quan sát Hình 6.3, em hãy mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác