Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 170 Chân trời sáng tạo
Với lời giải KHTN 7 trang 170 trong Bài 37: Sinh sản ở sinh vật Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 170.
Luyện tập trang 170 Khoa học tự nhiên 7: Trong thực tiễn, con người ứng dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép cành đối với những cây trồng nào?
Trả lời:
Những cây trồng được ứng dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép cành:
- Giâm cành: hoa hồng, khoai lang, rau ngót,…
- Chiết cành: ổi, cam, bưởi,…
- Ghép cành: hoa đào, hoa giấy, ghép cây ngũ quả trên gốc bưởi,…
Vận dụng trang 170 Khoa học tự nhiên 7: Hãy nêu những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào.
Trả lời:
Những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào:
- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây cảnh có giá trị cao như cây hoa lan, hoa hồng, …
- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây ăn quả như chuối, dâu tây, dứa,…
- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây dược liệu như đinh lăng, sâm Ngọc Linh,…
Câu hỏi thảo luận 13 trang 170 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 37.11, hãy nhận xét sự hình thành cơ thể mới. Vẽ lại sơ đồ sinh sản hữu tính ở người.
Trả lời:
- Nhận xét sự hình thành cơ thể mới:
+ Cơ thể mới được sinh ra từ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
+ Giao tử đực và giao tử cái được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).
- Sơ đồ sinh sản hữu tính ở người:
Câu hỏi thảo luận 14 trang 170 Khoa học tự nhiên 7: Vẽ và hoàn thành sơ đồ sau để phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Trả lời:
Sơ đồ phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
Câu hỏi thảo luận 15 trang 170 Khoa học tự nhiên 7: Hãy dự đoán đặc điểm cá thể con được sinh ra từ sinh sản hữu tính.
Trả lời:
Cơ thể mới sinh ra là kết quả của sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, do đó, con sinh ra sẽ mang đặc điểm của cả cở thể ban đầu (lưỡng tính) hoặc hai cơ thể đực và cái.
Câu hỏi thảo luận 16 trang 170 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 37.12, nêu các bộ phận của hoa.
Trả lời:
Các bộ phận của hoa lưỡng tính trong hình là: đài hoa, tràng hoa (cánh hoa), nhụy hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy), nhị hoa (chỉ nhị, bao phấn).
Câu hỏi thảo luận 17 trang 170 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 37.13 và 37.14, phân biệt hoa lưỡng tính với hoa đơn tính bằng cách hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
Thành phần |
Hoa lưỡng tính |
Hoa đơn tính |
|
Hoa đực |
Hoa cái |
||
Nhị hoa |
Có |
Có |
Không có |
Nhụy hoa |
Có |
Không có |
Có |
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
KHTN 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
KHTN 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST