Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 168 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 168 trong Bài 37: Sinh sản ở sinh vật Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 168.

Luyện tập trang 168 Khoa học tự nhiên 7: Nếu cắt từng lát cây khoai tây (thân củ) như hình bên cạnh thì một lát cắt có phát triển thành cây con được không? Vì sao?

Nếu cắt từng lát cây khoai tây (thân củ) như hình bên cạnh

Trả lời:

Nếu cắt từng lát cây khoai tây (thân củ) như hình thì một lát cắt có thể phát triển thành cây con vì mỗi lát cắt đều có chứa mầm sẽ phát triển thành cây con.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 168 Khoa học tự nhiên 7: Em hãy nhận xét về đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 và nêu vai trò của sinh sản vô tính.

Em hãy nhận xét về đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5

Trả lời:

- Đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 là:

+ Cây con được tạo ra từ các bộ phận như rễ, thân, lá của cây.

+ Mỗi cơ quan sinh dưỡng đều phải có chồi mầm là cơ sở hình thành nên cơ thể mới.

+ Các cây con mới tạo thành có đặc điểm giống với cây ban đầu.

+ Số lượng cây mới tạo thành nhiều tùy thuộc vào các chồi mầm hình thành nên các bộ phận của cây ban đầu.

- Vai trò của sinh sản vô tính:

+ Có thể giúp tạo ra số lượng cá thể mới trong thời gian ngắn giúp đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

+ Giúp duy trì các đặc tính của cây mẹ.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 168 Khoa học tự nhiên 7: Sinh sản sinh dưỡng là gì?

Trả lời:

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 168 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 37.6, hãy mô tả sinh sản vô tính ở thủy tức và giun dẹp. Gọi tên hình thức sinh sản vô tính phù hợp với mỗi loài.

Quan sát Hình 37.6, hãy mô tả sinh sản vô tính ở thủy tức và giun dẹp

Trả lời:

Mô tả và gọi tên hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức và giun dẹp:

Đại diện

Mô tả hình thức sinh sản

Tên gọi hình thức sinh sản

Thủy tức

Trên cơ thể mẹ, mọc ra một chồi. Chồi phát triển hình thành cơ thể mới. Cơ thể mới rời khỏi cơ thể mẹ và sống tự do.

Nảy chồi

Giun dẹp

Cơ thể ban đầu phân thành những mảnh nhỏ. Mỗi mảnh bắt đầu quá trình sinh sản tạo ra các tế bào mới hoàn chỉnh một cơ thể. Kết quả, mỗi mảnh tạo nên một cơ thể mới.

Phân mảnh

Câu hỏi thảo luận 10 trang 168 Khoa học tự nhiên 7: Dự đoán đặc điểm cơ thể con so với nhau và so với cơ thể ban đầu.

Trả lời:

Trong hình thức sinh sản vô tính ở động vật, các cơ thể con có đặc điểm giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

Luyện tập trang 168 Khoa học tự nhiên 7: Lấy một số ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.

Vẽ sơ đồ một hình thức sinh sản vô tính và mô tả bằng lời.

Trả lời:

- Một số ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật:

+ Ở động vật: phân đôi ở trùng roi, nảy chồi ở thủy tức, phân mảnh ở giun dẹp, trinh sản ở ong,…

+ Ở thực vật: cây thuốc bỏng mọc ra từ lá, mầm khoai tây mọc ra từ củ khoai tây, sinh sản bằng bào tử ở rêu, giâm cành cây mía,…

- Vẽ sơ đồ và mô tả hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức:

Cơ thể ban đầu → Mọc chồi → Cơ thể mới

Cơ thể thủy tức con được hình thành từ chồi con mọc lên ở cơ thể mẹ, chồi lớn lên tách khỏi cơ thể mẹ.

Câu hỏi thảo luận 11 trang 168 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát từ Hình 37.7 đến 37.10, đọc đoạn thông tin và nêu một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn.

Quan sát từ Hình 37.7 đến 37.10, đọc đoạn thông tin và nêu một số ứng dụng sinh sản vô tính

Quan sát từ Hình 37.7 đến 37.10, đọc đoạn thông tin và nêu một số ứng dụng sinh sản vô tính

Trả lời:

- Ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn là:

+ Giâm cành: Cắm một đoạn cành (có chồi mầm) vào đất ẩm sẽ tạo thành các cây mới.

+ Chiết cành: Bóc vỏ đoạn cành cây cần chiết rồi làm bầu và bọc đoạn cành lại, khi cành ra rễ thì cắt chuyển sang đất trồng.

+ Ghép cành: Lấy một bộ phận (mắt, cành) của cây nhân giống gắn lên một cây khác.

+ Nuôi cấy tế bào/mô ở thực vật: Nuôi cấy các tế bào, mô hoặc cơ quan thực vật trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo thành các cây con.

Câu hỏi thảo luận 12 trang 168 Khoa học tự nhiên 7: Nêu cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống vô tính cây trồng.

Trả lời:

Cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống vô tính cây trồng: Dựa trên kết quả của các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, mỗi cơ quan sinh dưỡng có bao gồm chồi mầm đều có thể phát triển thành cơ thể mới nếu được tách ra trồng riêng. Con người đã ứng dụng vào thực tiễn một số cách nhân giống nhanh cây trồng: chiết cành ở nhóm cây ăn quả (ổi, cam, bưởi, chanh,…), giâm cành một số loại cây cảnh (hoa hồng), tạo dáng cho nhiều loài cây cảnh cổ thụ bằng cách ghép cành vào gốc.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác