Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Đồ thị quãng đường - Thời gian

- Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.

- Cách vẽ:

Bước 1: Vẽ hai đoạn thẳng vuông góc tại O (hai trục).

+ Trục nằm ngang ghi giá trị thời gian.

+ Trục thẳng đứng ghi giá trị quãng đường.

Bước 2:Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.

Bước 3: Nối các điểm xác định quãng đường ứng với thời gian, ta được đường biểu diễn quãng đường theo thời gian.

2. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường - thời gian

- Từ đồ thị quãng đường - thời gian có thể tìm được quãng đường đi của vật trong một khoảng thời gian.
- Cách xác định:

+ Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là t.

+ Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị t cắt đồ thị tại 1 điểm.

+ Đoạn thẳng nằm ngang từ điểm đó cắt trục thẳng đứng ở vị trí s. Giá trị s này là quãng đường vật đi được sau thời gian t.

Ví dụ:

Xác định quãng đường vật đi được sau 3 s.

+ Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là 3 giây.

+ Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị 3 giây cắt đồ thị tại điểm B.

+ Đoạn thẳng nằm ngang từ B cắt trục thẳng đứng ở vị trí 9 m. Giá trị 9 m này là quãng đường vật đi được sau thời gian 3 giây.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

3. Tốc độ và an toàn giao thông

- Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông phải điều khiển tốc độ của xe không vượt qua tốc độ tối đa cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.

Lưu ý: Tốc độ này phụ thuộc vào từng loại đường và xe tham gia giao thông.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian<>

4. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Nhìn vào đồ thị quãng đường – thời, mô tả chuyển động của người đi xe đạp.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Lời giải

Ở đồ thị hình 8.1, sau 2 giờ người đi xe đạp đi được quãng đường là 30 km; sau 3 giờ người đi xe đạp đi được quãng đường là 45 km. Trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 5 giờ, vật đứng yên vì quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó là không đổi.

Bài tập 2: Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động (như hình vẽ)

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Lời giải

Từ đồ thị, ta thấy quãng đường vật đi được sau 2 giây là 10 m.

Vậy tốc độ của chuyển động là: v=st=102=5m/s

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác