Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

1. Trao đổi chất

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Trao đổi chất ở người

- Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

- Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường:

+ Ví dụ: Ở người, cơ thể lấy từ môi trường khí oxygen, thức ăn,… và thải ra môi trường khí carbon dioxide, các chất dư thừa hoặc cặn bã.

+ Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể, là đặc tính cơ bản của sự sống.

- Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật ra thành 2 nhóm: nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.

+ Nhóm sinh vật tự dưỡng: Là nhóm sinh vật tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể mình. Ví dụ: Thực vật.

+ Nhóm sinh vật dị dưỡng: Là nhóm sinh vật không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể mình mà phải thu nhận từ thức ăn. Ví dụ: Động vật và con người.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng

2. Chuyển hóa năng lượng

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Ví dụ: Chuyển hóa năng lượng ánh sáng (quang năng) thành năng lượng hóa học (hóa năng) trong quang hợp ở thực vật.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Chuyển hóa năng lượng trong quang hợp ở thực vật

- Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ (hóa năng).

II. VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là điều kiện tồn tại và phát triển của sinh vật, là đặc trưng cơ bản của sự sống:

1. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể

- Chất hữu cơ khi được phân giải trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sẽ giải phóng năng lượng.

- Năng lượng được giải phóng từ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sẽ được sử dụng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ mới và thực hiện các hoạt động sống như quá trình vận động cơ thể, vận chuyển các chất trong tế bào và cơ thể, sinh sản tế bào,…

- Ví dụ: Khi chạy bộ, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh chóng để tạo ra năng lượng cho các cơ bắp thực hiện hoạt động chạy.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Chạy bộ

2. Xây dựng cơ thể

- Các chất sau khi được lấy vào cơ thể sinh vật, qua quá trình biến đổi tạo thành các chất cần thiết cho xây dựng, duy trì và sửa chữa tế bào, mô và cơ quan của cơ thể. Nhờ đó, sinh vật có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

- Ví dụ: Con người lấy thức ăn, nước uống để biến đổi tạo thành các chất cần thiết như protein, lipid,… để xây dựng nên các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể người

3. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể

- Các chất dư thừa, chất thải của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được thải ra khỏi tế bào và cơ thể.

- Quá trình thải bỏ các chất đảm bảo duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

- Ví dụ: Quá trình trao đổi chất ở cơ thể người thải bỏ khí CO2, mồ hôi, nước tiểu,…

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Sự thở ra đào thải khí CO2

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác