Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 16: Từ trường Trái Đất

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Mô tả từ trường Trái Đất

- Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái Đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 16: Từ trường Trái Đất

2. La bàn

- La bàn giúp con người tìm hướng địa lí, đặc biệt giúp các thủy thủ hay ngư dân đi trên biển tìm đúng phương hướng địa lí khi di chuyển tàu, thuyền.

a. Cấu tạo la bàn

- Gồm các bộ phận:

+ Kim nam châm quay tự do trên trục quay.

+ Mặt chia độ được chia thành 360o có ghi bốn hướng: Bắc (N); Đông (E); Nam (S); Tây (W) gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm.

+ Vỏ kim loại kèm mặt kính có lắp.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 16: Từ trường Trái Đất

b. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí

Bước 1: Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.

Bước 2: Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng Nam Bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ Bắc của kim nam châm.

Bước 3: Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm A.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 16: Từ trường Trái Đất

3. Bài tập vận dụng

Bài tập 1:La bàn là dụng cụ để xác định

A. phương hướng

B. nhiệt độ

C. độ cao

D. hướng gió thổi

Lời giải:

Chọn A.

La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng.

Bài tập 2:Người ta dùng la bàn xác định hướng bắc địa lí. Bộ phận chính của la bàn là gì?

A. Một thanh nam châm thẳng.

B. Một kim nam châm.

C. Một cuộn dây.

D. Một thanh kim loại.

Lời giải:

Chọn B.

Bộ phận chính của la bàn là kim nam châm.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác