Cách nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại (hay, chi tiết)
Bài viết Cách nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại.
Dựa vào tính chất hoá học và các dấu hiệu nhận biết các chất (kết tủa, khí, đổi màu dung dịch…) đã được học để tiến hành nhận biết.
- Bước 1: Trích mẫu thử (có thể đánh số các ống nghiệm để tiện theo dõi).
- Bước 2: Chọn thuốc thử để nhận biết (tuỳ theo yêu cầu của đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).
- Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát, rút ra kết luận đã nhận ra hoá chất nào.
- Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Chú ý: Để giải dạng bài tập này ta cần:
+ Dựa vào màu sắc của các dung dịch.
+ Các phản ứng hóa học đặc trưng của các hóa chất cần nhận biết.
+ Lập bảng để nhận biết.
Lý thuyết cơ bản về thuốc thử hóa học lớp 9 của THCS (áp dụng để nhận biết và phân biệt kim loại)
KL, Ion | Thuốc thử | Hiện tượng | Giải thích, viết PTHH |
Na, K | H2O | Tan + dd trong |
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2 K + H2O → KOH + 1/2 H2 |
Ca | H2O | Tan + dd đục | Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2 |
Ba |
H2O Axit H2SO4 |
Tan+dd trong ↓ trắng |
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2 Ba + H2SO4 → BaSO4 + H2 |
Al Al3+ |
Dd kiềm Dd NH3 dư |
Tan ↓ trắng, không tan |
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2 H2 Al3+ + NH3 + H2O → Al(OH)3 + NH4+ |
Zn2+ | Dd NH3 dư | ↓ trắng sau đó tan |
Zn2+ + NH3 + H2O → Zn(OH)2 + NH4+ Zn(OH)2 + NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2 |
Fe Fe2+ Fe3+ |
Khí Clo Dd NaOH Dd NaOH, NH3 |
Trắng xám → nâu đỏ ↓ trắng xanh hóa đỏ nâu ↓ đỏ nâu |
2Fe(trắng xám) + 3Cl2(vàng lục) → 2FeCl3(nâu đỏ) Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓ (trắng xanh) Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓ Fe3+ + NH3 + H2O → Fe(OH)3↓ + NH4+ |
Hg | HNO3 đặc | Tan, khí màu nâu | Hg + 4HNO3 → Hg(NO3)2 + 2NO2↑+ H2O |
Cu Cu2+ Cu (đỏ) |
HNO3 đặc Dd NH3 dư AgNO3 |
Tan, dd xanh, khí màu nâu ↓ xanh sau đó tan Tan, dd xanh |
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 ↑+ 2H2O Cu2+ + NH3 + H2O → Cu(OH)2 + NH4+ Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ |
Mg Mg2+ |
Dd HCl Dd CO32- |
Tan, có khí ↓ trắng |
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ |
Pb Pb2+ |
Dd HCl Dd H2S |
↓ trắng ↓ đen |
Pb + 2HCl → PbCl2↓ + H2 Pb2+ + S2- → PbS↓ |
Na K Ca Ba |
Đốt trên ngọn lửa và quan sát |
- Màu vàng tươi - Màu tím (tím hồng) - Màu đỏ da cam - Màu lục (hơi vàng) |
Bài 1: Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày phương án phân biệt 8 dung dịch nói trên.
Lời giải:
Thuốc thử để phân biệt là: dd BaCl2, dd NaOH. Cách làm như sau:
- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.
- Cho dd BaCl2 vào 8 dung dịch sẽ thấy ở 4 dung dịch có kết tủa là: Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4 (nhóm A) còn 4 dung dịch không có hiện tượng gì là: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 (nhóm B).
- Trong mỗi nhóm A, B đều dùng dd NaOH để thử:
+ Nhận ra Na2SO4 và NaNO3 không có hiện tượng gì
+ Nhận ra CuSO4 và Cu(NO3)2 tạo kết tủa màu xanh:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ (Xanh) + Na2SO4
Nhận ra MgSO4 và Mg(NO3)2 tạo kết tủa màu trắng:
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ (Trắng) + 2NaNO3
+ Nhận ra FeSO4 và Fe(NO3)2 tạo kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó một lúc kết tủa sẽ chuyển thành màu nâu đỏ
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)
Bài 2: Nhận biết các chất trong mỗi cặp dưới đây chỉ bằng dung dịch HCl
a) 4 dung dịch : MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl
b) 4 chất rắn : NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4
Lời giải:
a) Xét khả năng phản ứng của 4 chất, nhận được chỉ có MgSO4 tạo được kết tủa với 2 dung dịch khác:
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4
MgSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + MgCl2
Suy ra dung dịch còn lại không kết tủa là NaCl.
- Dùng axit HCl hòa tan 2 kết tủa thấy kết tủa không tan là BaSO4 → nhận được BaCl2, kết tủa tan là Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O thì nhận được NaOH
b) Hòa tan 4 chất rắn bằng dung dịch HCl nhận được BaSO4 không tan, NaCl tan mà không có khí bay ra. Còn:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
- Thả lần lượt 2 chất rắn Na2CO3, BaCO3 vào 2 dung dịch vừa tạo ra → sẽ nhận ra Na2CO3 có kết tủa: Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl
→ Còn lại là BaCO3.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều