Các dạng bài tập về độ tan và cách giải



Với bài viết Các dạng bài tập về độ tan và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 8.

A. Lý thuyết & phương pháp giải

- Để biểu thị khối lượng chất tan có trong một khối lượng dung môi, người ta dùng “độ tan”.

- Độ tan (ký hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Ví dụ: Ở 25oC, độ tan của đường là 204 gam.

- Công thức: S =mctmdm.100  (1)

Trong đó:

+ mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa

+ mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

Từ công thức (1) suy ra: mctS.mdm100

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Ở 25°C, hòa tan hết 33 gam NaCl vào 150 gam nước được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính độ tan: S = mctmdm.100 ta có:

Độ tan của NaCl là:

S = 33150.100 = 22 gam.

Ví dụ 2: Ở 20°C, hòa tan m gam KNO3 vào 150 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó là 30 gam. Tính giá trị của m.

Hướng dẫn giải:

Công thức tính độ tan: S = mctmdm.100

Suy ra: mctS.mdm100

Khối lượng KNO3 cần hòa tan 150 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

m = 30.150100 = 45 gam.

Ví dụ 3: Xác định độ tan của Na2CO3 trong 120 gam nước ở 18°C, biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng Na2CO3 hòa tan trong nước là 50,4 gam thì thu được dung dịch bão hòa.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính độ tan: S = mctmdm.100 ta có:

Độ tan của Na2CO3 là:

S = 50,4120.100 = 42 gam.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Biết độ tan của K2SO4 ở 25 là 8 gam. Lấy m gam  K2SO4 hòa tan vào 250 gam nước thu được dung dịch bão hòa. Giá trị của m là

A. 20 gam

B. 21 gam

C. 22 gam

D. 23 gam

Hướng dẫn giải:

Công thức tính độ tan: S = mctmdm.100

Suy ra: mctS.mdm100

Khối lượng K2SO4 cần hòa tan 250 gam nước thu được dung dịch bão hòa là:

m = 8.250100 = 20 gam.

Đáp án A

Câu 2: Ở 30°C, hòa tan hoàn toàn 64 gam KCl vào 200 gam nước, thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của KCl là

A. 30 gam

B. 31 gam

C. 32 gam

D. 33 gam

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính độ tan: S = mctmdm.100 ta có:

Độ tan của KCl là:

S = 64200.100 = 32 gam.

Đáp án C

Câu 3: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

C. Số gam chết đó có thể tan trong 100 gam dung dịch.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

Đáp án B

Câu 4: Ở 30°C, hòa tan m gam K2CO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của K2CO3 ở nhiệt độ đó là 42 gam. Tính giá trị của m.

A. 37,2 gam

B. 40,1 gam

C. 38,9 gam

D. 39,9 gam

Hướng dẫn giải:

Công thức tính độ tan: S = mctmdm.100

Suy ra: mctS.mdm100

Khối lượng K2CO3 cần hòa tan 95 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

m = 42.95100 = 39,9 gam

Đáp án D

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 66 gam NH4Cl ở 25°C vào 220 gam nước, thu được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của NH4Cl.

A. 10 gam

B. 20 gam

C. 30 gam

D. 40 gam

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính độ tan: S = mctmdm.100 ta có:

Độ tan của NH4Cl là:

S = 66220.100 = 30 gam.

Đáp án C

Câu 6: Ở 20 có độ tan của NaNO3 là 88 gam, hòa tan hoàn toàn NaNO3 vào 110 gam nước thu được dung dịch bão hòa. Khối lượng NaNO3 cần để hòa tan là

A. 99,2 gam

B. 96,8 gam

C. 97,1 gam

D. 98,4 gam

Hướng dẫn giải:

Công thức tính độ tan: S = mctmdm.100

Suy ra: mctS.mdm100

Khối lượng NaNO3 cần để hòa tan 110 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

mct = 88.110100 = 96,8 gam.

Đáp án B

Câu 7: Xác định độ tan của Na2SO4 trong 180 gam nước ở 20°C, biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng Na2SO4 hòa tan trong nước là 90 gam thì thu được dung dịch bão hòa.

A. 30 gam

B. 35 gam

C. 45 gam

D. 50 gam

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính độ tan: S = mctmdm.100 ta có:

Độ tan của Na2SO4 là:

S = 90180.100 = 50 gam

Đáp án D

Câu 8: Chọn đáp án đúng:

Công thức tính độ tan là

A. S = mctmdm.100

B. S = mdmmct.100

C. S = mct.mdm.100

D. S = mctmdm.1100

Đáp án A

Câu 9: Biết độ tan của NaCl ở 30°C là 36 gam. Lấy m gam NaCl hòa tan vào 190 gam nước thu được dung dịch bão hòa. Giá trị của m là 

A. 69,2 gam

B. 70,4 gam

C. 70,2 gam

D. 68,4 gam

Hướng dẫn giải:

Công thức tính độ tan: S = mctmdm.100

Suy ra: mctS.mdm100

Khối lượng NaCl cần để hòa tan 190 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

m = 36.190100 = 68,4 gam

Đáp án D

Câu 10: Xác định độ tan của K2SO4 trong 240 gam nước ở 20, biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng K2SO4 hòa tan trong nước là 26,64 gam thì thu được dung dịch bão hòa.

A. 11,1 gam

B. 12,1 gam

C. 13,1 gam

D. 14,1 gam

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính độ tan: S = mctmdm.100 ta có:

Độ tan của K2SO4 là:

S = 26,64240.100 = 11,1 gam

Đáp án A

D. Bài tập thêm

Câu 1: Khi hoà tan 50g đường glucose (C6H12O6) vào 250 gam nước ở 20°C thì thu được dung dịch bão hoà. Độ tan của đường ở 20°C là

A. 20 gam.              

B. 10 gam.           

C. 15 gam.                 

D. 30 gam.

Câu 2: Độ tan của KNO­3 ở 40°C là 70 gam. Số gam KNO3 có trong 340 gam dung dịch ở nhiệt độ trên là

A. 140 gam.             

B. 130 gam.                

C. 120 gam.               

D. 110 gam.

Câu 3: Độ tan của NaCl trong nước ở 20°C là 36 gam. Khi mới hoà tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl nữa để dung dịch bão hoà?

A. 0,3 gam.                

B. 0,4 gam.                     

C. 0,6 gam.               

D. 0,8 gam. 

Câu 4: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

A. Đều tăng.

B. Đều giảm.

C. Phần lớn tăng.

D. Phần lớn giảm.

Câu 5: Đồ thị dưới đây biểu diễn độ tan của các chất trong nước thay đổi theo nhiệt độ:

Các dạng bài tập về độ tan và cách giải

Ở 60°C, chất tan ít nhất là

A. NaNO3.

B. NaCl.

C. KNO3.

D. NH4Cl.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học