Nhận biết, phân biệt chất hóa học và cách giải bài tập (hay, chi tiết)
Với bài viết Nhận biết, phân biệt chất hóa học và cách giải bài tập sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 8.
A. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Cách phân biệt một số chất khí.
- Khí H2:
+ Là chất khí không màu, không mùi, không vị và nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.
+ Khi cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh và tạo thành nước.
+ Có khả năng khử oxit kim loại thành kim loại:
VD: H2 + CuOđen Cuđỏ + H2O
- Khí O2:
+ Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và oxi lỏng có màu xanh nhạt.
+ Làm cho que đóm còn tàn đỏ bùng cháy.
- Khí CO2:
+ Chất khí không màu, không mùi và không duy trì sự sống và sự cháy.
- Khi dẫn khí CO2 đi qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được hiện tượng là làm đục nước vôi trong.
2. Cách phân biệt axit, bazơ và muối.
- Axit: Trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (-Cl; =S; =SO4; -NO3.)
VD: HCl, H2S, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3…
- Bazơ: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
VD: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Mg(OH)2,...
- Muối: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
VD: NaHCO3, NaHSO4, Na2SO4, Na2CO3.
B. Ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Hãy trình bày phương pháp phân biệt 3 khí sau: Oxi, hiđro và CO2?
Hướng dẫn giải:
- Dẫn lần lượt 3 khí tên đi qua bình đựng nước vôi trong dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.
- Đưa đầu que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí của từng khí còn lại:
+ Khí bắt cháy với ngọn lửa màu xanh là H2.
+ Khí làm cho que đóm bùng cháy là oxi.
Ví dụ 2: Cho các chất sau đây: MgCl2, HCl, CaO, CuSO4, KOH, KNO3, Na2CO3. Các chất thuộc hợp chất muối là
Hướng dẫn giải:
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Các hợp chất muối là: MgCl2, CuSO4, KNO3, Na2CO3.
Ví dụ 3: Cho dãy chất sau: Al(OH)3, SO2, HCl, KOH, AgCl, CaCO3, H2SO4, H2S, NaCl, K2O. Dãy chất trên có bao nhiêu axit, bao nhiêu bazơ và bao nhiêu muối?
Hướng dẫn giải:
- Các chất thuộc axit là: HCl, H2SO4, H2S.
- Các chất thuộc bazơ là: Al(OH)3, KOH.
- Các chất thuộc hợp chất muối là: AgCl, CaCO3, NaCl.
C. Tự luyện.
Câu 1: Cho các chất sau đây: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại bazơ là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
Suy ra các chất là bazơ là: NaOH, Mg(OH)2.
Đáp án B
Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được oxi và hiđro?
A. Dẫn lần lượt hai khí đi qua dung dịch nước vôi trong.
B. Dựa vào màu sắc của hai chất khí.
C. Sử dụng que đóm còn tàn đỏ.
D. Dùng khí nitơ.
Hướng dẫn giải:
Để phân biệt được oxi và hiđro, người ta sử dụng que đóm còn tàn đỏ. Khí làm que đóm bùng cháy chính là oxi.
Đáp án C
Câu 3: Cách nào sau đây dùng để nhận biết khí hiđro?
A. Dùng tàn đóm.
B. Dung dịch nước vôi trong.
C. Dùng dung dịch NaOH.
D. Dùng CuO.
Hướng dẫn giải:
Để nhận biết hiđro người ta thường dùng cách sau:
+ Là chất khí không màu, không mùi, không vị và nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.
+ Khi cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh và tạo thành hơi nước.
+ Có khả năng khử oxit kim loại thành kim loại:
VD: H2 + CuOđen Cuđỏ + H2O
Đáp án D
Câu 4: Chất nào sau đây là axit?
A. HCl.
B. NaOH.
C. NaCl.
D. SO2.
Hướng dẫn giải:
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Các chất thuộc loại axit là: HCl
Đáp án A
Câu 5: Chất nào sau đây là bazơ?
A. NaOH.
B. NaCl.
C. Na2SO4.
D. Na2O.
Hướng dẫn giải:
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
Suy ra các chất là bazơ là: NaOH.
Đáp án A
Câu 6: Chất nào sau đây là muối?
A. AgCl.
B. HCl.
C. KOH.
D. H2SO4.
Hướng dẫn giải:
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Các hợp chất muối là: AgCl.
Đáp án A
Câu 7: Thành phần phân tử của bazơ gồm:
A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.
B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm -OH.
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.
D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm -OH.
Hướng dẫn giải:
Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH
Đáp án A
Câu 8: Trong các chất sau: NaCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, Ca(HCO3)2 Số chất thuộc hợp chất bazơ là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2
Đáp án B
Câu 9: Dãy chất chỉ bao gồm axit là:
A. HCl; KOH
B. BaO; H2SO4
C. H3PO4; HNO3
D. SO3; KOH
Hướng dẫn giải:
H3PO4: phosphoric acid
HNO3: nitric acid
Đáp án C
Câu 10: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối:
A. MgCl2; Na2SO4; KNO3
B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2
C. CaSO4; HCl; MgCO3
D. H2O; Na3PO4; KOH
Hướng dẫn giải:
Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl2; Na2SO4; KNO3
Loại B vì H2SO4 là axit, Ba(OH)2 là bazơ
Loại C vì HCl là axit
Loại D vì H2O không phải muối, KOH là bazơ
Đáp án A
D. Bài tập thêm.
Câu 1: Dẫn khí X qua nước vôi trong dư, quan sát thấy nước vôi trong bị đục. Khí X có thể là
A. O2.
B. N2.
C. CO2.
D. H2.
Câu 2: Chất nào sau đây là acid?
A. H2O.
B. HBr.
C. NaBr.
D. NaOH.
Câu 3: Chất nào sau đây là base?
A. FeCl3.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. Fe(OH)3.
Câu 4: Chất nào sau đây là muối?
A. NaOH.
B. Ca(OH)2.
C. KMnO4.
D. HCl.
Câu 5: Cho các chất sau đây: H2SiO3; NaBr; NaCl; CuSO4; Fe(OH)3. Số chất thuộc loại muối là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:
- Xác định công thức hóa học và gọi tên axit, bazơ và muối và cách giải bài tập
- Bài tập về dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa và cách giải
- Các dạng bài tập về độ tan và cách giải
- Nồng độ phần trăm của dung dịch và cách giải bài tập
- Nồng độ mol của dung dịch và cách giải bài tập
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều