Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối



Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối, phần dưới tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện.

A/ Lý thuyết Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

- Axit không có oxi: HCl, H2S,….

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

- Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: hydrochloric acid. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: hydrogen sulfide acid. Gốc axit tương ứng là sunfua

- Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: nitric acid. Gốc axit: nitrate

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : sulfurous acid. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm:

Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi:

Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: potassium hydroxide

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : sodium sulfate

CaCO3: canxi carbonate

FeSO4: iron (II) sulfate

d. Phân loại

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

B/ Bài tập vận dụng

Câu 1: Dãy chất chỉ toàn bao gồm axit là  

A. HCl; NaOH             

B. CaO; H2SO4

C. H3PO4; HNO3

D. SO2; KOH

Lời giải:

Dãy chất chỉ toàn bao gồm axit là: H3PO4; HNO3

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc sunfat SOhoá trị I  

B. Gốc photphat PO4  hoá trị II

C. Gốc nitrate NO3 hoá trị III  

D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Lời giải:

A sai vì gốc sunfat SO4 hoá trị II

B sai vì gốc photphat PO4  hoá trị III

C sai vì gốc nitrate NO3 hoá trị I

D đúng, nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ? 

A. II 

B. III 

C. I                              

D. IV

Lời giải:

Gốc axit của axit HNO3 là NO3 có hóa trị I

 Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Thành phần phân tử của bazơ gồm  

A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.

C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.

Lời giải:

Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tên gọi của NaOH là  

A. sodium oxide 

B. sodium hydroxide 

C. Natri (II) hiđroxit               

D. Natri hiđrua

Lời giải:

Na là kim loại có 1 hóa trị  => tên gọi của NaOH là: sodium hydroxide

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Hợp chất nào sau đây là bazơ?  

A. copper (II) nitrate                                      

B. potassium chloride

C. iron (II) sulfate                                         

D. calcium hydroxide

Lời giải:

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH) và tên gọi của bazơ gồm tên kim loại + hiđroxit

=> bazơ là: calcium hydroxide

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là  

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Lời giải:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Số chất thuộc hợp chất muối là : NaCl, CuSO4, KHCO3.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:  

A. MgCl­2; Na2SO4; KNO3

B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2

C. CaSO4; HCl; MgCO3

D. H2O; Na3PO4; KOH

Lời giải:

Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl­2; Na2SO4; KNO3

Loại B vì H2SO4 là axit, Ba(OH)2 là bazơ

Loại C vì HCl là axit

Loại D vì H2O không phải muối, KOH là bazơ

 Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?

A. MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.  

B. Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2.

C. CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2.

D. H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl.

Lời giải:

Muối là hợp chất được tạo bởi cation kim loại và anion gốc axit

A. đúng

B. loại H2SO4 là axit và Ba(OH)2 là bazo

C. Loại HCl và HI là axit

D. Loại H2O và KOH là bazo

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Công thức hóa học của muối nhôm clorua là  

A. AlCl. 

B. Al3Cl. 

C. AlCl3.                     

D. Al3Cl2.

Lời giải:

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> Công thức hóa học của muối nhôm clorua là AlCl3

Đáp án cần chọn là: C

Các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học