16 câu hỏi trắc nghiệm về tính chất của cacbohidrat chọn lọc, có đáp án
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm về tính chất của cacbohidrat có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu hỏi trắc nghiệm về tính chất của cacbohidrat
16 câu hỏi trắc nghiệm về tính chất của cacbohidrat chọn lọc, có đáp án
Bài giảng: Bài tập tổng hợp Cacbohidrat - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Bài 1: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucose.
(c) glucose, fructose và maltose đều có phản ứng tráng bạc.
(d) glucose làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Bài 2: Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:
A. Hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. Hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.
D. Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.
Bài 3: glucose không có được tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất của nhóm andehit
B. Tính chất poliol
C. Tham gia phản ứng thủy phân
D. Lên men tạo ethyl alcohol
Bài 4: Trong các chất sau: acetic acid, glycerol, glucose, ethyl alcohol, Cellulose. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3
B. 5
C. 1
D. 4
Bài 5: Cho Cellulose, toluene, phenol, glycerol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các phản ứng này?
(1) Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ
(2) Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành
(3) Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ
(4) Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng
A. (3)
B. (4)
C. (3) và (4)
D. (2) và (4)
Bài 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.
B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.
C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.
D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.
Bài 7: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucose?
A. Tráng gương, tráng phích.
B. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC.
C. Nguyên liệu sản xuất ethyl alcohol.
D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
Bài 8: Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa
A. glucose.
B. saccharose.
C. tinh bột.
D. Cellulose.
Bài 9: Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?
A. Không thể thủy phân monosaccarit.
B. Thủy phân disaccharide sinh ra hai phân tử monosaccarit.
C. Thủy phân polisaccarit chỉ tạo nhiều phân tử monosaccarit.
D. Tinh bột, maltose và glucose lần lượt là poli–, đi– và monosaccarit.
Bài 10: Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO2 và:
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. CH3CHO.
Bài 11: Quy trình sản xuất đường mía gồm các giai đoạn sau: (1) ép mía; (2) tẩy màu nước mía bằng SO2; (3) thêm vôi sữa vào nước mía để lọc bỏ tạp chất; (4) thổi CO2 để lọc bỏ CaCO3; (5) cô đặc để kết tinh đường. Thứ tự đúng của các công đoạn là
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
B. (1) → (3) → (2) → (4) → (5).
C. (1) → (3) → (4) → (2) → (5).
D. (1) → (5) → (3) → (4) → (2).
Bài 12: Để chứng minh trong phân tử của glucose có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucose phản ứng với
A. Kim loại Na.
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Bài 13: Phân tử maltose được cấu tạo bởi
A. 1 gốc glucose và 1 gốc fructose
B. 2 gốc fructose ở dạng mạch vòng
C. Nhiều gốc glucose
D. 2 gốc glucose ở dạng mạch vòng
Bài 14: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. saccharose
B. glucose
C. Tinh bột
D. Cellulose
Bài 15: Chất thuộc loại disaccharide là
A. glucose.
B. saccharose.
C. Cellulose.
D. fructose.
Bài 16: Cho các chất: ethyl alcohol, glycerol, glucose, đimethyl ete và formic acid. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
1 - A | 2 - B | 3 - C | 4 - A |
5 - C | 6 - B | 7 - B | 8 - C |
9 - C | 10 - A | 11 - C | 12 - D |
13 - D | 14 - B | 15 - B | 16 - A |
Bài 1:
Ý A sai, các monosaccarit không thể thủy phân (như glucose hay fructose)
Ý b, c, d đúng
Bài 2:
Cacbonhidat ,còn gọi là glucid hay saccarit là hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức dạng Cn(H2O)m.
Bài 3:
glucose có cấu tạo mạch thẳng CH2OH(CHOH)4CHO glucose có khả năng lên men tạo thành ethyl alcohol ,nhưng không bị thủy phân
Bài 4:
Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở đây hoặc phải có gốc COOH là axit, hoặc phải có ít nhất 2 nhóm OH ở 2 cacbon liền kề trở lên, do đó các chất thỏa mãn gồm acetic acid, grixerol, glucose.
Bài 5:
Phản ứng của Cellulose và glycerol với HNO3/H2SO4 là phản ứng nitrate hóa tạo sản phẩm nitrate. Phản ứng của phenol với toluene với HNO3/H2SO4 là phản ứng thế nitro tạo sản phẩm nitro
⇒ Đáp án 3 ,4 sai
Bài 6:
Tinh bột tan kém trong nước lạnh ,trong nước nóng tinh bột bị hòa tan 1 phần tạo thành hồ tinh bột
Bài 7:
Sản xuất PVC là chất dẻo, là poli vinyl chloride ⇒ không phải ứng dụng của glucose
Bài 8:
Tinh bột hóa xanh khi gặp I2
Bài 9:
Thủy phân polysaccarit có thể tạo thành oligosaccarit , disaccharide và monosaccarit
Bài 10:
Phản ứng lên men rượu ⇒ tạo ra ethylic alcohol
Bài 11:
Quy trình sản xuất dường mía là :
Bài 12:
Ta cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Bài 13:
maltose cấu tọa từ 2 gốc glucose mạch vòng (vòng 6 cạnh )
Bài 14:
glucose có nhóm -CHO , có phản ứng tráng gương
Bài 15:
Tiền tố đi ở đây có nghĩa là 2, do đó đáp án đúng là B saccharose gồm 1 gốc glucose và 1 gốc fructose là 2 monosaccarit, còn Cellulose là polisaccarit nên không thỏa mãn.
Bài 16:
Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở đây hoặc phải có gốc COOH là axit, hoặc phải có ít nhất 2 nhóm OH ở 2 cacbon liền kề trở lên, do đó các chất thỏa mãn gồm glycerol, glucose và formic acid.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 2: Các phản ứng hóa học của glucose, saccharose, tinh bột, Cellulose
- Dạng 3: Nhận biết glucose, saccharose, tinh bột, Cellulose
- Dạng 4: Phản ứng tráng bạc của glucose
- Dạng 5: Phản ứng thủy phân tinh bột, Cellulose
- Dạng 6: Xác định công thức phân tử cacbohidrat
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohidrat có lời giải (cơ bản – phần 1)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều