30 Bài tập về Kim loại kiềm thổ cực hay, có lời giải chi tiết

Với 30 Bài tập về Kim loại kiềm thổ có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về Kim loại kiềm thổ

30 Bài tập về Kim loại kiềm thổ cực hay, có lời giải chi tiết

Bài giảng: Bài tập trọng tâm về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Bài 1: Nhận định nào sau đây không đúng với nhóm IIA?

A. to sôi, to nóng chảy biến đổi không tuân theo qui luật.

B. to sôi tăng dần theo chiều tăng nguyên tử khối.

C. Kiểu mạng tinh thể không giống nhau.

D. Độ âm điện giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Lời giải:

Đáp án: B

Nhiệt độ sôi không tuân theo quy luật (nhiệt độ sôi: Be (2770oC), Mg (1110oC), Ca(1440oC), Sr (1380oC), Ba (1640oC).

Bài 2: Xét chiều từ Be đến Ba, kết luận nào sau đây là sai?

A. Bán kính nguyên tử tăng dần.

B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.

C. Đều có 2electron ở lớp ngoài cùng.

D. Tính khử tăng dần.

Lời giải:

Đáp án: B

Từ Be đến Ba, nhiệt độ nóng chảy không tuân theo quy luật.

Bài 3: Kim loại không khử được nước ở nhiệt độ thường là?

A. Na.    B. K.

C. Be.    D. Ca.

Lời giải:

Đáp án: C

Be không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Bài 4: Nguyên tử X có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p64s2 thì ion tạo ra từ X sẽ có cấu hình electron là

A. 1s22s22p63s23p64s2.

B. 1s22s22p63s23p6.

C. 1s22s22p63s23p64s24p6.

D. 1s22s22p63s2.

Lời giải:

Đáp án: B

X có 2electron ở lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhường đi 2 electron.

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p6.

Bài 5: Vị trí của Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn là

A. ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA.     B. ô 12, chu kỳ 2, nhóm IIA.

C. ô 12, chu kỳ 2, nhóm IIIA.     D. ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIB.

Lời giải:

Đáp án: A

Cấu hình electron của Mg là: 1s22s22p63s2.

Mg thuộc ô 12 vì z = 12, chu kỳ 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố s.

Bài 6: Trong nhóm IIA (trừ Radi ) Bari là

A. Kim loại hoạt động yếu nhất.     B. Chất khử yếu nhất.

C. Bazơ của nó mạnh nhất.     D. Bazơ của nó yếu nhất.

Lời giải:

Đáp án: C

Từ Be đến Ba, tính kim loại tăng dần, do đó Ba là kim loại mạnh nhất → bazơ của nó mạnh nhất.

Bài 7: Không gặp kim loại kiềm thổ trong tự nhiên ở dạng tự do vì

A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.

B. Đây là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.

C. Đây là những chất hút ẩm đặc biệt.

D. Đây là những kim loại điều chế bằng cách điện phân.

Lời giải:

Đáp án: B

Do hoạt động hóa học mạnh nên trong tự nhiên các kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.

Bài 8: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.

B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Ba đến Be.

C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.

D. Ca, Sr, Ba đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Lời giải:

Đáp án: B

B sai vì Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

Bài 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của Mg?

A. Dùng chế tạo dây dẫn điện ngoài trời.

B. Dùng để tạo chất chiếu sáng.

C. Dùng trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ.

D. Dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, cần cho công nghiệp sản xuất máy bay, tên lửa, ô tô...

Lời giải:

Đáp án: A

Do hoạt động hóa học mạnh nên Magie không được dùng làm dây dẫn điện ngoài trời.

Bài 10: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A. Sr, K.     B. Na, Ba.

C. Be, Al.     D. Ca, Ba.

Lời giải:

Đáp án: D

Ca, Ba đều thuộc nhóm IIA.

Bài 11: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

A. 3.     B. 2.

C. 4.     D. 1.

Lời giải:

Đáp án: B

Số electron lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm A = 2.

Bài 12: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

A. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.

B. điện phân CaCl2 nóng chảy.

C. điện phân dung dịch CaCl2.

D. nhiệt phân CaCl2.

Lời giải:

Đáp án: B

CaCl2 -dpnc→ Ca + Cl2

Bài 13: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2

A. điện phân MgCl2 nóng chảy.

B. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2.

C. điện phân dung dịch MgCl2.

D. nhiệt phân MgCl2.

Lời giải:

Đáp án: A

MgCl2 -dpnc→ Mg + Cl2

Bài 14: Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Mg.     B. Ca.

C. Be.     D. Ba.

Lời giải:

Đáp án: A

M (0,6) + H2SO4 → MSO4 + H2 (0,6 mol)

MM = 14,4 : 0,6 = 24. Vậy kim loại M là Mg.

Bài 15: Cho một mẫu hợp kim Na–Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là

A. 150 ml.     B. 60 ml.

C. 75 ml.     D. 30 ml.

Lời giải:

Đáp án: C

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Theo PTHH có nOH- = 2.nkhí = 2. 0,15 = 0,3 mol.

Phản ứng trung hòa X

H+ (0,3) + OH- (0,3 mol) → H2O

Có naxit = 2.nH+ → naxit = 0,15 mol → V = 0,15 : 2 = 0,075 lít = 75ml.

Bài 16: Cho 21,7 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm thổ tác dụng hết với HCl thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là bao nhiêu?

A. 21,1 gam.     B. 43,0 gam.

C. 43,6 gam .    D. 32,0 gam.

Lời giải:

Đáp án: B

Đặt hai kim loại tương ứng với 1 kim loại là A

Ta có:

A + 2HCl (0,6) → ACl2 + H2 (0,3 mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mA + maxit = mmuối + mkhí → mmuối = 21,7 + 0,6.36,5 – 0,3.2 = 43 gam.

Bài 17: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp ở nhóm IIA. Cho 2,64 gam A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,016 khí (đktc). X, Y là

A. Be và Mg.    B. Mg và Ca.

C. Ca và Ba.     D. Mg và Ba.

Lời giải:

Đáp án: B

Đặt hai kim loại trong A tương ứng với một kim loại là R.

R (0,09) + H2SO4 → RSO4 + H2 (0,09 mol)

MR = 2,64 : 0,09 = 29,33

Có MMg = 24 < MR < MCa = 40.

Vậy hai kim loại cần tìm là Mg và Ca.

Bài 18: A, B là 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hai kim loại A và B.

A. Be và Mg.    B. Mg và Ca.

C. Ca và Ba.     D. Mg và Ba.

Lời giải:

Đáp án: B

Đặt hai kim loại A và B tương ứng với một kim loại là R.

R (0,15) + 2HCl → RCl2 (0,15 mol) + H2

MR = 4,4 : 0,15 = 29,33

Có MMg = 24 < MR < MCa = 40. Vậy hai kim loại cần tìm là Mg và Ca.

Bài 19: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm thổ là

A. 1s1.     B. 2s1.

C. ns1.     D. ns2.

Lời giải:

Đáp án: D

Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm thổ có 2 electron.

→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2.

Bài 20: Để điều chế kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm thổ.

B. Khử oxit của kim loại kiềm thổ ở nhiệt độ cao.

C. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm thổ.

D. Dùng kim loại để đẩy kim loại kiềm thổ ra khỏi dung dịch muối.

Lời giải:

Đáp án: A

Phương pháp dùng để điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm thổ.

Bài 21: Vị trí của Ca (z = 20) trong bảng tuần hoàn là

A. ô 20, chu kỳ 2, nhóm IVA.     B. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIB.

C. ô 20, chu kỳ 2, nhóm IIIA.     D. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

Lời giải:

Đáp án: D

Ca (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2.

Ca thuộc ô thứ 20 do có z = 20, chu kỳ 4 do có 4 lớp electron, nhóm IIA do có 2 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố s.

Bài 22: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là

A. R2O3.     B. RO2.

C. R2O.    D. RO.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 23: Cho hỗn hợp các kim loại K, Ba hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết dung dịch A là

A. 100 ml.     B. 200 ml.

C. 300 ml.     D. 600 ml.

Lời giải:

Đáp án:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Theo PTHH có nOH- = 2.nkhí = 2. 0,03 = 0,06 mol.

Phản ứng trung hòa A

H+ (0,06) + OH- (0,06 mol) → H2O

Có naxit = nH+ = 0,06 mol → V = 0,06 : 0,1 = 0,6 lít = 600ml.

Bài 24: Cho 1 gam một hỗn hợp gồm Mg và một kim loại kiềm thổ R vào H2SO4 loãng thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Kim loại R là

A. Mg.     B. Ca.

C. Ba.     D. Be.

Lời giải:

Đáp án: D

Đặt hai kim loại Mg và R tương ứng với 1 kim loại là .

Ta có: M (0,05) + H2SO4MSO4 + H2 (0,05 mol)

M = 1 : 0,05 = 20.

Mà MR < M < MMg → R là Be thỏa mãn.

Bài 25: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al    B. Li

C. Ba    D. Cr

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 26: Kim loại nào sau đây tác dụng rõ rệt với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe.    B. Ag.

C. Ba.    D. Cu.

Lời giải:

Đáp án: C

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Bài 27: Tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại kiềm thổ là

A. tính bazơ.    B. tính axit.

C. tính oxi hóa.    D. tính khử.

Lời giải:

Đáp án: D

Các kim loại kiềm thổ có tính khử.

Bài 28: So với nguyên tử Na, nguyên tử Mg có

A. bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.

B. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn.

C. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.

D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.

Lời giải:

Đáp án: D

Na và Mg thuộc cùng chu kỳ, ZNa < ZMg → bán kính nguyên tử Mg nhỏ hơn, độ âm điện của Mg lớn hơn.

Bài 29: Kim loại không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao là

A. Be.    B. Mg.

C. Ca.     D. Ba.

Lời giải:

Đáp án: A

Be không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao.

Bài 30: Nhận xét nào sau đây là sai về tính chất vật lý của các kim loại kiềm thổ?

A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp.

B. Độ cứng thấp.

C. Khối lượng riêng tương đối nhỏ.

D. Độ cứng thấp hơn độ cứng của kim loại kiềm.

Lời giải:

Đáp án: D

Độ cứng của các kim loại kiềm thổ cao hơn so với kim loại kiềm.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học