Xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học.

I. Kiến thức cần nắm vững

Các bước cơ bản giải bài toán xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học:

Bước 1: Gọi nguyên tố cần tìm là M, có hóa trị n (nếu chưa biết hóa trị).

Bước 2: Viết phương trình hóa học.

Bước 3: Tính toán theo phương trình hóa học

Tìm nguyên tử khối của nguyên tố. Từ đó, xác định tên kim loại.

Chú ý: Nếu bài toán cho hỗn hợp 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A gọi công thức chung cho 2 nguyên tố này.

Tìm A¯=mhhnhhMA<A¯<MB Dựa vào bảng tuần hoàn suy ra hai nguyên tố A, B.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 4,8 gam kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với dụng dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại M.

Hướng dẫn giải:

Kim loại M thuộc nhóm IIA M có hóa trị II.

Phương trình hóa học: M + 2HCl MCl2 + H2­Xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học lớp 10 (cách giải + bài tập).

Theo phương trình hóa học:

nM=nH2=4,4822,4=0,2 (mol).

MM=mn=4,80,2=24 (amu)

M là kim loại magnesium (Mg).

Ví dụ 2: Cho 1,12 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,04 gam muối. Xác định tên kim loại.

Hướng dẫn giải:

Gọi kim loại là M, hóa trị n.

Phương trình hóa học: 2M + nH2SO4 M2(SO4)n + nH2­Xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học lớp 10 (cách giải + bài tập).

Theo phương trình hóa học:

nM=2nM2(SO4)n1,12M=2×3,042M+96nM=28n.

n = 2, M = 56 Kim loại là iron (Fe).

Ví dụ 3: Hòa tan 8,5 gam hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định tên hai kim loại.

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức chung của hai kim loại là M¯.

2 kim loại thuộc nhóm IA Hóa trị I.

Phương trình hóa học: 2M¯ + 2H2O 2M¯ OH + H2­Xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học lớp 10 (cách giải + bài tập).

nH2=3,3622,4=0,15(mol).

Theo phương trình hóa học: nM¯=2nH2=0,3 (mol).

MM¯=mn=8,50,3=28,3.

Hai nguyên tố là Na (M = 23) và K (M = 39).

III. Bài tập vận dụng

Câu 1. Cho 5 gam một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với nước thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. magnesium.

B. calcium.

C. sodium.

D. potassium.

Câu 2. Cho 1,44 gam một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại đó.

A. Magnesium.

B. Iron.

C. Copper.

D. Zinc.

Câu 3. Để hòa tan hoàn toàn 5,8 gam một hydroxide của kim loại R (hóa trị II) cần dùng dung dịch chứa 7,3 gam HCl. Công thức hydroxide là

A. Ca(OH)2.

B. Ba(OH)2.

C. Mg(OH)2.

D. Zn(OH)2.

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam kim loại R (hóa trị II) thu được 8 gam oxide của nó. Xác định kim loại.

A. Calcium.

B. Barium.

C. Zinc.

D. Magnesium.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 13 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 27,2 gam muối khan. Xác định công thức hóa học của kim loại đã dùng.

A. Zn.

B. Fe.

C. Ba.

D. Mg.

Câu 6. Cho 8,5 gam một oxide kim loại M (thuộc nhóm IIIA) vào dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được 28,5 gam muối. Công thức hóa học của oxide trên là

A. Fe2O3.

B. CuO.

C. Cr2O3.

D. Al2O3.

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 13,7 gam một kim loại kiềm thổ R bằng 400 ml dung dịch HCl 2M. Để trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng cần 200 ml dung dịch NaOH 3M. Xác định kim loại trên.

A. Mg.

B. Ca.

C. Ba.

D. Be.

Câu 8. Cho 1,68 gam một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch có khối lượng là (m + 1,54) gam. Xác định kim loại.

A. Iron.

B. Calcium.

C. Zinc.

D. Magnesium.

Câu 9. Cho 3,6 gam một kim loại A tan hết trong dung dịch H2SO4 dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Kí hiệu hóa học của kim loại A là

A. Mg.

B. Fe.

C. Al.

D. Zn.

Câu 10. Cho 5,4 gam một kim loại tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc). Kí hiệu hóa học của kim loại trên là

A. Fe.

B. Al.

C. Zn.

D. Mg.

Câu 11. Cho 7,8 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,32 gam muối. Xác định tên kim loại.

A. Calcium.

B. Magnesium.

C. Iron.

D. Zinc.

Câu 12. Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ (nằm kết tiếp nhau trong nhóm) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là

A. Ca, Sr.

B. Be, Mg.

C. Mg, Ca.

D. Ba, Sr.

Câu 13. Hòa tan hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau trong nhóm vào nước được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho HCl dư vào dung dịch X và cô cạn thu được 20,75 gam muối khan. Hai kim loại kiềm là

A. Li, Na.

B. Na, K.

C. K, Rb.

D. Rb, Cs.

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp muối carbonate của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Hai kim loại là:

A. Ca, Sr.

B. Be, Mg.

C. Mg, Ca.

D. Sr, Ba.

Câu 15. Cho X, Y là hai nguyên tố halogen có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp (ZX < ZY). Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước thu được dung dịch A. Cho từ từ A vào cốc đựng dung dịch AgNO3 dư, thu được 23,75 gam kết tủa. Biết cả NaX và NaY đều tạo kết tủa với AgNO3. Kí hiệu của hai nguyên tố X và Y lần lượt là

A. F và Cl.

B. Cl và Br.

C. Br và I.

D. Cl và I.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học