Trắc nghiệm lý thuyết Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 (cách giải + bài tập)

Với 50 câu Trắc nghiệm lý thuyết Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm các dạng bài tập Hóa 10.

Câu 1: Nguyên tố X có số thứ tự ô là 20. Xác định chu kì, nhóm của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Chu kì 2, nhóm IA.

B. Chu kì 2, nhóm IVA.

C. Chu kì 3, nhóm IVA.

D. Chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 2: Nguyên tố R có số hiệu nguyên tử bằng 15. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. ô 15, chu kì 2, nhóm IIIA.

B. ô 15, chu kì 3, nhóm VB.

C. ô 15,chu kì 3, nhóm VA.

D. ô 15, chu kì 4, nhóm IIIA.

Câu 3: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là

A. 1s22s22p4.

B. 1s22s22p63s23p4.

C. 1s22s22p63s23p1.

D. 1s22s22p63s23p3.

Câu 4: Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 lần lượt là

A. 8 và 18.

B. 8 và 8.

C. 18 và 18.

D. 18 và 32.

Câu 5: Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng

A. số electron.

B. số lớp electron.

C. số electron hóa trị

D. số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần.

B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm có số lớp electron bằng nhau.

D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm.

Câu 7: Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn là

A. các nguyên tố s và các nguyên tố p.

B. các nguyên tố p và các nguyên tố d.

C. các nguyên tố d và các nguyên tố f.

D. các nguyên tố s và các nguyên tố f.

Câu 8: Ion X2+ có 10 electron. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc ô số

A. 10.

B. 12.

C. 8.

D. 9.

Câu 9: Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố phi kim?

A. 1s2.

B.1s22s22p63s23p63d54s2.

C. 1s22s22p63s23p6.

D. 1s22s22p5.

Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp electron và có 3 electron ở phân lớp ngoài cùng. Số hiệu nguyên tử của R là

A. 13.

B. 14.

C. 15.

D. 16.

Câu 11: Nhóm nào sau đây có tính phi kim và có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5?

A. Nhóm kim loại kiềm.

B. Nhóm halogen.

C. Nhóm kim loại kiềm thổ.

D. Nhóm khí hiếm.

Câu 12: Nguyên tử nguyên tố X có tổng các electron trên phân lớp p là 7. Vậy X thuộc loại nguyên tố nào sau đây?

A. s.

B. d.

C. f.

D. p.

Câu 13: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron như sau: [Ne]3s23p1. Số electron lớp ngoài cùng là

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 14: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 18, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 3, nhóm VIB.

B. chu kì 3, nhóm VIIIA.

C. chu kì 3, nhóm VIA.

D. chu kì 3, nhóm VIIIB.

Câu 15: Ion Y- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là

A. Chu kì 3, nhóm VIIA.

B. Chu kì 3, nhóm VIA.

C. Chu kì 4, nhóm IA.

D. Chu kì 4, nhóm IIA.

................................

................................

................................

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học