Tính chất của hydrogen sulfide (H2S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng chi tiết nhất



Bài viết Tính chất của hydrogen sulfide (H2S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chất của hydrogen sulfide (H2S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng.

Tính chất của hydrogen sulfide (H2S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng chi tiết nhất

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Phân tử H2S có cấu tạo tương tự phân tử H2O.

    2e độc thân ở phân lớp 3p của nguyên tử S tạo ra 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử H.

    Trong phân tử H2S: S có số oxi hóa -2.

    - hydrogen sulfide (H2S) là chất khí rất độc, không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí.

    - Hóa lỏng ở -60oC, hóa rắn ở -86oC.

    - Độ tan trong nước S = 0,38g/100g H2O (ở 20oC, 1atm).

1. Tính axit yếu

    hydrogen sulfide tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn carbonic acid), có tên là hydrogen sulfide acid (H2S).

    hydrogen sulfide acid tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

2. Tính khử mạnh

    Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

    Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

    Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

    - Trong tự nhiên, H2S có trong 1 số nước muối, khí núi lửa, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa, ...

    - Trong công nghiệp không sản xuất H2S.

    - Trong phòng thí nghiệm: Cho dd HCl tác dụng với sắt(II) sunfua.

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

    - Muối sunfua của các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be) như Na2S, K2S tan trong nước và tác dụng với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S:

Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑

    - Muối sunfua của một số kim loại nặng như PbS, CuS, ... không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

    - Muối sunfua của những kim loại còn lại như ZnS, FeS, ... không tan trong nước, nhưng tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S:

ZnS + 2H2SO4 → ZnSO4 + H2S↑

    - Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S, ... màu đen.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 10 ôn thi Tốt nghiệp THPT khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


nhom-oxi-luu-huynh.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học