Lý thuyết Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa 10.

I. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết

- Phản ứng hóa học xảy ra khi có sự phá vỡ các liên kết hóa học của chất đầu (cđ) và hình thành các liên kết hóa học của sản phẩm (sp). Sự phá vỡ các liên kết cần cung cấp năng lượng, sự hình thành các liên kết lại giải phóng năng lượng.

- Cho phản ứng tổng quát ở điều kiện chuẩn:

aA (g) + bB (g) → mM (g) + nN (g)

Tính ΔrH298o của phản ứng khi biết các giá trị năng lượng liên kết (Eb) theo công thức:

ΔrH298o=a×Eb(A)+b×Eb(B)m×Eb(M)n×Eb(N)

Hay tổng quát: ΔrH298o=Eb(cd)Eb(sp)

Với ∑Eb (cđ); ∑Eb (sp): tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm của phản ứng.

Lý thuyết Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

- Ví dụ: Dựa vào bảng năng lượng liên kết (phía trên) tính biến thiên enthalpy của phản ứng: H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g)

Hướng dẫn:

ΔrH298o=Eb(cd)Eb(sp)= Eb (H – H) + Eb (Cl – Cl) – 2Eb (H – Cl)

= 432 + 243 – 2 × 427 = -179 kJ

Chú ý: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết được áp dụng cho phản ứng trong đó các chất đều có liên kết cộng hóa trị ở thể khí khi biết giá trị năng lượng liên kết của tất cả các chất trong phản ứng.

II. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành

- Cho phương trình hóa học tổng quát:

aA + bB → mM + nN

Có thể tính được biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học (ΔrH298o) khi biết các giá trị ΔfH298o của tất cả các chất đầu và sản phẩm theo công thức sau:

ΔrH298o=m×ΔfH298o(M)+n×ΔfH298o(N)a×ΔfH298o(A)b×ΔfH298o(B)

- Tổng quát: ΔrH298o=ΔfH298o(sp)ΔfH298o (cd)

Với ΔfH298o(sp); ΔfH298o (cd): tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn tương ứng của sản phẩm và chất đầu của phản ứng.

- Ví dụ: Tính ∆rH298o phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H4(g).

Ta có:

C2H4(g) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 2H2O(g)

rH298o = 2 × ∆fH298o(CO2) + 2 × ∆fH298o(H2O) – 1 × ∆fH298o(C2H4) – 3 × ∆fH298o(O2)

rH298o = 2 × (-393,5) + 2 × (-241,8) – 1 × 52,4 – 3 × 0 = -1323 kJ

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác