Giáo án Đạo đức lớp 2 năm 2024 (cả ba sách)

Tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới, chuẩn nhất bám sát mẫu giáo án Đạo đức của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Đạo đức lớp 2 theo chương trình mới.

Xem thử Giáo án Đạo đức lớp 2 KNTT Xem thử Giáo án Đạo đức lớp 2 CTST

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Đạo đức lớp 2 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- HS nêu được địa chỉ quê hương của mình

- Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài hát Quê hương tươi đẹp (nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng)

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra

GV kiểm tra sách vở, chuẩn bị của HS cho tiết học

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Quê hương tươi đẹp

GV: Bài hát nói về điều gì?

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương

- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.5, tổ chức thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:

- Các bạn trong tranh đang làm gì?

-  Địa chỉ quê hương của các bạn ở đâu?

- Mời một số HS trả lời trước lớp

- GV yêu cầu HS giới thiệu về địa chỉ quê hương của em

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn bạn bè”. GV chia HS thành các nhóm, đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình.

- GV kết luận: Ai cũng có quê hương, đó là nơi em được sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ địa chỉ quê hương mình.

GV mở rộng thêm cho HS biết về quê nội và quê ngoại

*Hoạt động 2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát tranh trong sgk trang 6,7, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Các bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Nêu nhận xét của em khi quan sát bức tranh đó.

 

 

 

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

- GV yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em

- GV cho HS hoạt động nhóm: Chia sẻ với các bạn trong nhóm những tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương

GV theo dõi, hỗ trợ HS

- GV gọi HS đại diện trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

- GV nhận xét, kết luận: Mỗi người được sinh ra ở những vùng quê khác nhau, mỗi vùng quê đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các em cần tìm hiểu, yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình.

* Hoạt động 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em

- GV yêu cầu quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:

+ Người dân quê hương Nam như thế nào?

 

 

- Làm việc nhóm: Hãy giới thiệu về con người quê hương em?

 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS

- Gọi HS trả lời

 

 

- GV kết luận: Con người ở mỗi vùng quê đều có những vẻ đẹp riêng, em cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp của con người quê hương mình.

 

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

 

- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu

 

 

 

 

- Cả lớp hát

- HS chia sẻ.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

 

 - 2-3 HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- Lần lượt HS giới thiệu trước lớp

 

 - Các nhóm HS tham gia trò chơi, giới thiệu về quê hương của mình

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh và trả lời:

Tranh 1:  hình ảnh cao nguyên đá hùng vĩ.

Tranh 2: biển rộng mênh mông.

Tranh 3: sông nước êm đềm, nên thơ.

Tranh 4: ruộng đồng bát ngát.

Tranh 5: nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.

Tranh 6: hải đảo rộng lớn.

 

 

- 3- 4 HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe.

Thảo luận nhóm, lựa chọn tranh ảnh đẹp, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

- 2,3 HS trả lời

- Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét về cách giới thiệu cảnh đẹp quê hương của các bạn, bình chọn cách giới thiệu của cá nhân hoặc của nhóm hay nhất.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

 

HS quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:

- Người dân quê hương Nam: luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, hiếu học, cần cù và thân thiện.

- Giới thiệu về con người quê hương em (tùy từng vùng miền, địa phương, HS giới thiệu nét đặc trưng, nổi bật của con người quê hương mình).

- Các nhóm thảo luận, tìm ra vẻ đẹp con người của quê hương mình( chú ý vẻ đẹp trong lao động)

- HS trả lời, các bạn khác lắng nghe, nhận xét

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp

- Cả lớp theo dõi nhận xét, đánh giá

 

................................

................................

................................


Giáo án Đạo đức lớp 2 Chân trời sáng tạo

Giáo án Đạo đức lớp 2 Bài 1: Quý trọng thời gian - Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

* Năng lực riêng:

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ - chủ động thực hiện được việc sử dụng thời gian một cách hợp lý và hiệu quả..

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.

2. Đối với học sinh: sgk đạo đức 2, VBT đạo đức 2 (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học: Quý trọng thời gian.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, yêu cầu HS quan sát tranh, kể lại tình huống đã xảy ra bằng việc trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra với bố con bạn Na?

+ Cảm giác của bố Na và Na vào lúc đó như thế nào?

- GV mời 1 – 2 nhóm HS kể lại tình huống trước lớp (HS sắm vai diễn lại tình huống). Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe?

- GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm, nêu ý kiến cá nhân về việc làm của Na (đúng/sai; đồng tình/ không đồng tình…)

- GV nhận xét các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.

B. KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian

Mục tiêu: Giúp HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những dẫn dắt, gợi mở:

+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?

+ Lời nói, việc làm đó cho thấy các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?

+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian?

- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá dẫn dắt, kết luận:

+ Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữa muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn.

+ Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu, bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu.

+ Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem ti vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo.

- GV gợi mở để HS bước đầu biết được kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí, chúng ta nên biết kết hợp công việc, và kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả của công việc chính…

Hoạt động 2: Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thười gian.

Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm một số việc làm thể hiện biết quý trọng thời gian.

Cách tiến hành:

- GV gợi ý cho HS biết được những biểu hiện chính của sự quý trọng thời gian: dành thời gian học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp công việc một cách hợp lí…

- GV đặt câu hỏi: Nêu một số việc làm cụ thể thể hiện được sự quý trọng thời gian?

- Sau khi HS đã nêu được một số việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian, GV sơ kết, tuyên dương và chuyển tiếp sang hoạt động mới.

- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi

- Một số nhóm kể lại tình huống

- HS trả lời câu hỏi

- HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân.

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

- HS làm việc nhóm

- HS suy nghĩ câu trả lời

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét

- HS lắng nghe GV trình bày.

- HS lắng nghe

- HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu trả lời

HS nghe GV tổng kết hoạt động.

................................

................................

................................


Giáo án Đạo đức lớp 2 Cánh diều

Giáo án Đạo đức lớp 2 Bài 1: Quý trọng thời gian - Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, em sẽ:

- Nêu được một số biểu hiện của quý trọng thời gian

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

- Bộ tranh đức tính chăm chỉ theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

- Máy tính, máy chiếu….(nếu có)

2. Đối với học sinh:

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV chiếu hình ảnh lên bảng và tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm đồ vật chỉ thời gian”.

Giáo án Đạo đức lớp 2 Bài 1: Quý trọng thời gian | Cánh diều

- GV cho HS suy nghĩ nhanh trong 1 phút và xung phong đứng dậy trả lời, mỗi bạn chỉ được nói một đồ vật. HS tìm cho đến khi hết các đồ vật chỉ thời gian.

- GV dẫn dắt: Như các em đã tìm thấy có rất nhiều đồ vật chỉ thời gian. Đó là những đồ vật nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng thời gian, bởi từng giây từng phút nó quý hơn vàng bạc, các em có biết không. Vậy chú ta quý trọng thời gian như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay, bài 1: Qúy trọng thời gian.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

Mục tiêu: HS hiểu biết được ý nghĩa của việc quý trọng thời gian.

Cách tiến hành:

- GV treo tranh trong sgk lên bảng

Giáo án Đạo đức lớp 2 Bài 1: Quý trọng thời gian | Cánh diều

- GV kể câu chuyện “Chuyện bạn Bi”

- Gv mời một vài bạn HS vừa chỉ tranh, vừa kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi với bạn bên cạnh, trả lời câu hỏi:

+ Khi làm mọi việc, bạn Bi có thói quen gì?

+ Thói quen đó đã dẫn đến điều gì?

+ Em rút ra điều gì từ câu chuyện trên?

- GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp.

- GV khen ngợi những cặp đôi có câu trả lời đúng, bổ sung nhưng câu trả lời còn thiếu và kết luận: Khi đã làm việc gì, chúng ta cần đề ra kế hoạch, dành thời gian, tập trung vào công việc không nên chậm trễ như bạn Bi trong câu chuyện. Qúy trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian

Mục tiêu: HS hiểu biết được những biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

Cách tiến hành:

- GV treo tranh trong sgk lên bảng

Giáo án Đạo đức lớp 2 Bài 1: Quý trọng thời gian | Cánh diều

- GV chia nhóm (4 -6 học sinh), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của các bạn trong tranh?

+ Theo em, thế nào là biết quý trọng thời gian?

- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.

- GV khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận.

- Cả lớp quan sát tranh

- HS xung phong trả lời đồ vật chỉ thời gian: đồng hồ để bàn, đồng hồ đeo tay, lịch để bàn, đồng hồ cát.

- HS lắng nghe GV trình bày

- HS quan sát tranh

- HS chăm chú nghe GV kể chuyện

- HS đứng lên bảng chỉ tranh kể tóm tắt câu chuyện.

- HS thảo luận cặp đôi, tìm ra các câu trả lời.

- HS xung phong chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát tranh

- HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trả lời:

+ Các bạn trong tranh rất quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

+ Qúy trọng thời gian là biết sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hợp lí.

................................

................................

................................

Xem thử Giáo án Đạo đức lớp 2 KNTT Xem thử Giáo án Đạo đức lớp 2 CTST

Giáo án lớp 2 các môn học hay khác:

Xem thêm giáo án lớp 2 các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học