Giáo án Chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Toán 12
Tài liệu Giáo án Chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án Chuyên đề học tập Toán 12 theo chương trình sách mới.
Giáo án Chuyên đề Toán 12 Bài 1: Bài toán quy hoạch tuyến tính - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Vận dụng kiến thức về hệ bất phương trình bậc nhất để giải quyết một số bài toán quy hoạch tuyến tính.
– Giải được bài toán quy hoạch tuyến tính (hai biến), vận dụng để giải các bài toán xuất hiện trong thực tiễn, bao gồm những bài toán tối ưu trong kinh tế.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung:
– Tự chủ, tự học: Học sinh (HS) tự chuẩn bị bài ở nhà, trả lời được những câu hỏi ở hoạt động Khám phá (HĐKP).
– Giao tiếp, hợp tác: HS hoạt động nhóm, trình bày, thảo luận thông qua việc giải quyết vấn đề một số bài toán quy hoạch tuyến tính.
2.2. Năng lực Toán học:
– Giải quyết vấn đề toán học: Giải bài toán thực tế về việc hiểu dữ liệu bài toán và HS thiết lập được biểu thức liên quan đến bài toán tối ưu.
– Tư duy và lập luận toán học: Sử dụng các bước làm và vẽ miền nghiệm tương ứng để giải các hoạt động Thực hành (HĐTH) và hoạt động Vận dụng (HĐVD).
3. Về phẩm chất
– Chăm chỉ: Có chuẩn bị bài trước ở nhà, chuẩn bị các bước làm của bài toán quy hoạch tuyến tính.
– Trung thực: HS thừa nhận và học tập các kết quả đúng của các bạn thông qua các hoạt động giải các bài tập Luyện tập, Thực hành, Vận dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), kế hoạch bài dạy (KHBD), ti vi, bài trình chiếu.
2. Đối với học sinh: SGK, máy tính cầm tay, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động: Khởi động
a) Mục tiêu: Gợi mở kết nối HS vào bài toán kinh tế thông qua bài toán thực tế về câu chuyện thương lái thu mua hàng hoá.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu ở hoạt động Khởi động (HĐKĐ) vàtrả lờicâuhỏi: Làm sao biết được thương nhân đó nên mua khối lượng bao nhiêu mỗi loại để thu được lợi nhuận cao nhất khi bán hết hàng đã thu mua?
c) Sản phẩm: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, tìm hiểu bài toán, thể hiện được suy nghĩ theo cách hiểu và diễn đạt theo quan điểm của mình (không nhất thiết đưa ra đáp án đầy đủ).
d) Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho mỗi HS quan sát kênh hình trong SGK và đọc yêu cầu ở HĐKĐ.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS xung phong phát biểu quan điểm cá nhân.
* Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét đánh giá kết quả làm việc của HS (chưa kết luận tính đúng, sai).
– GV dẫn dắt vào HĐKP.
B. KHÁM PHÁ – THỰC HÀNH – VẬN DỤNG
1. Bài toán quy hoạch tuyến tính
Hoạt động 1.1: Khám phá 1
a) Mục tiêu: HS nhớ lại các bước tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức dựa vào miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận và thực hiện HĐKP 1.
c) Sản phẩm: HS quan sát đồ thị trong đề bài và tuần tự trả lời các câu hỏi:
a) Qua O (0; 0) F = 0; Qua B (2; 3) F = 8.
b) Khi giá trị của F tăng (hoặc giảm) thì tung độ giao điểm của d với trục Oy tăng (hoặc giảm) theo; Khi đó, phương của đường thẳng d không thay đổi.
c) Với điều kiện 0 F 8 thì đường thẳng d và miền nghiệm Oy có điểm chung.
d) Ta có: tại điểm B (2; 3) và tại điểm O (0; 0).
d) Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhìn vào hình ảnh đồ thị hàm số và các miền nghiệm tương ứng, GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện HĐKP 1. Nêu nhận xét đúng, sai và giải thích.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nghiên cứu nội dung hoạt động và quan sát hình liên quan đến miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất ở Hình 1 trong SGK và trả lời được câu hỏi ở HĐKP 1.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
– GV gọi hai HS bất kì lên bảng trình bày kết quả của HĐKP 1.
– HS còn lại quan sát, đối chiếu và nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
– GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS với đáp án đúng.
– GV gọi một HS đọc khái niệm bài toán quy hoạch tuyến tính, quy trình tìm giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) của hàm mục tiêu F và phần Chú ý.
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 1, qua đó HS hiểu rõ hơn cách tìm max, min theo quy trình từng bước tính của bài toán quy hoạch tuyến tính.
Hoạt động 1.2: Khám phá 2
a) Mục tiêu: Giúp HS đối chiếu miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn với đồ thị hàm số ở Hình 3 trong SGK.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc đề bài, thảo luận, trình bày lời giải HĐKP 2.
c) Sản phẩm: HS quan sát đồ thị ở Hình 3 trong SGK và tuần tự trả lời các câu hỏi:
a) FA = 5.
b) Khi giá trị của F tăng (hoặc giảm) thì tung độ giao điểm của d với trục Oy tăng (hoặc giảm); Khi đó, phương của đường thẳng d không thay đổi.
c) Nếu F < FA thì d và Ω không có điểm chung; Suy ra
d) d và Ω có điểm chung F FA = 5; Hàm mục tiêu F = 2x + y không đạt giá trị lớn nhất trên Ω.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhìn vào hình ảnh đồ thị hàm số và các miền nghiệm tương ứng, GV tổ chức cho HS làm việc cá nhận hoặc nhóm, trình bày lời giải của mình ở HĐKP 2.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động nhóm, quan sát miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất và trả lời được các câu hỏi.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
– GV gọi hai HS bất kì lên bảng trình bày kết quả của HĐKP 2.
– HS còn lại quan sát, đối chiếu và nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
– GV gọi một HS đọc phần Chú ý và quy trình tìm giá trị nhỏ nhất.
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 2, qua đó HS hiểu rõ hơn quy trình tìm giá trị nhỏ nhất của hàm mục tiêu F.
Hoạt động 1.3: Thực hành
a) Mục tiêu: Bước đầu thực hành thuần thục quy trình giải bài toán quy hoạch tuyến tính.
b) Nội dung:
– GV yêu cầu HS tìm max, min của các hàm mục tiêu F ở HĐTH 1 và HĐTH 2.
– GV hướng dẫn HS thực hiện vẽ miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn tương ứng đề bài. Tìm được toạ độ giao điểm của các đường thẳng (nếu có). Tính giá trị của hàm mục tiêu tại các điểm biên giao nhau trên miền nghiệm. So sánh kết quả và trả lời câu hỏi min, max.
c) Sản phẩm: HS hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời được:
Đối với HĐTH 1:
– Tập phương án Ω là miền tứ giác ABCD với: A (0; 4), B (4; 2), C (3,5; 1), D (0; 1).
– Giá trị của biểu thức F tại các đỉnh của Ω: F (0; 4) = 12; F (4; 2) = 22; F (3,5; 1) = 17; F (0; 1) = 3.
– Từ đó, = F (4; 2) = 22; = F (0; 1) = 3.
Đối vói HĐTH 2:
– Toạ độ B là nghiệm của hệ
– Đặt d : 25x + 10y - F = 0.
– Ta có F (2; 2) = 25.2 + 10.2 =70;
.
– Từ đó khi d qua điểm A (2; 2) F = 70.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Xem thêm giáo án Chuyên đề lớp 12 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:
- Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Công nghệ 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Âm nhạc 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Chuyên đề Mĩ thuật 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)