Giáo án Vật Lí 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng mới nhất

1. Kiến thức:

- Hiểu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Mô tả TN quan sát đường truyền của a/s đi từ không khí sang nước và ngược lại.

- Phận biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường gây nên.

2. Kỹ năng:

- Biết nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng thí nghiệm.

- Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng.

3. Thái độ:

- Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

*GV: 1 bình thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật chứa nước trong, sạch.

1 xốp phẳng, mềm.

1 đèn có khe hẹp.

* HS: 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa.

1 bình chứa nước trong, sạch. 1 ca múc nước.

1 miếng gỗ hoặc xốp phẳng, mềm có thể đóng cắm ghim được.

3 chiếc đinh ghim.

2. Kiểm tra bài cũ : (2p)

(Không kiểm tra)

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Giới thiệu bài học: GV: Giới thiệu những nội dung chính sẽ học trong chương.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Mô tả TN quan sát đường truyền của a/s đi từ không khí sang nước và ngược lại.

- Phận biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: ĐVĐ. Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước. (15p)
- GV: Làm thí nghiệm vào bài như SGK/108.

? Có nhìn thấy đầu dưới của đũa nữa không?

- GV: Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng?

Làm thế nào để Hiểu được ánh sáng?

- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 40.2 SGK → Rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng.

- GV: Tại sao trong môi trường không khí, môi trường nước ánh sáng lại truyền theo một đường thẳng?

?Tại sao ánh sáng bị gãy tại mặt phân cách?

- GV: Kết luận.

- GV: Yêu cầu HS đọc phần 2, Kết luận.

?Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu về một vài khái niệm.

- GV: Yêu cầu HS đọc mục 4, thí nghiệm tìm hiểu:

+Mục đích thí nghiệm?

+ Các dụng cụ cần thiết?

+ Các bước tiến hành TN?

- GV: Tiến hành thí nghiệm như hình 40.2.

- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời C1, C2.

- GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

- GV: Kết luận.

- GV: Gọi 2, 3 HS đọc phần kết luận SGK. Yêu cầu HS kết luận bằng hình vẽ.

- HS: Trả lời.

- HS: Quan sát hình 40.2 → Nhận xét.

- HS: Trả lời.

- HS: Tìm hiểu trên hình 40.2 về một vài khái niệm.

- HS: Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV.

- HS: Quan sát.

- HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu C1, C2.

I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

1. Quan sát:

a, ánh sáng đi từ S → I truyền thẳng

ánh sángđi từ I → K truyền thẳng

b, ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gẫy tại K.

2. Kết luận: sgk/108

3. Một vài khái niệm:

- I: Điểm tới, SI là tia tới.

- IK là tia khúc xạ.

- Đường MN’ vuông góc với mặt phân cách là pháp tuyến tại điểm tới.

- góc SIN là góc tới, kí hiệu r.

- Góc KIN là góc khúc xạ kí hiệu : r

- Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là mặt phẳng tới

4. Thí nghiệm:

C1: tia khúc xạ nằm trongmặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

C2: Phương án TN: thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ

5. Kết luận: SGK/109

C3:

Giáo án Vật Lí 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng mới nhất
2: Tìm hiểu sự khúc xạ của ánh sáng khi truyền từ nước sang không khí. (20p)
- GV: Yêu cầu HS đọc dự đoán và nêu ra dự đoán của mình.

- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu mục 2, thí nghiệm kiểm tra

+ Mục đích thí nghiêm?

+ Dụng cụ thí nghiệm?

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: Định hướng cho HS về các bước tiến hành thí nghiêm.

- GV: Phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Thảo luận trả lời C5, C6.

Thời gian: 10p

- GV: Theo dõi các nhóm tiến hành TN. Giúp đỡ các nhóm cách đặt các vị trí đinh ghim A, B, C .

- GV: Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và câu trả lời C5, C6.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất câu trả lời.

- GV: Kết luận.

- HS: Nêu dự đoán của mình.

- HS: Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV.

- HS: Nhận dụng cụ thí nghiệm. Hoạt động nhóm làm Tn kiểm tra.

Quan sát , thảo luận và trả lời C5, C6.

- HS: Đại diện nhóm trả lời C5, C6.

- HS: Rút ra kết luận về sự truyền ánh sáng từ môi trường nước sang môi trường không khí

II. Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí

1. Dự đoán:

C4: Các phương án TN kiểm tra dự đoán

- Chiếu tia sáng từ nước sang không khí bằng cách đặt nguồn sáng ở đáy bình nước.

2. Thí nghiệm kiểm tra:

a, Nhìn thấy đinh ghim B mà không nhìn thấy đinh ghi A.

b, Đặt Dinh ghi C sao cho không nhìn thấy đinh khim A, B.

C5: Mắt chỉ nhìn thấy A khi có ánh sáng từ A phát ra truyền được đến mắt. Khi mắt chỉ nhìn thấy B mà không nhìn thấyA có nghĩa là ánh sáng từ A phát ra đã bị B che khuất không đến được mắt Khi mắt chỉ nhìn thấy C mà không thấy A,B có nghĩa là ánh sáng từ A, B phát ra đã bị C che khuất. Khi bỏ B, C đi thì ta lại thấy A có nghĩa là ánh sáng từ A phát ra đã truyền qua nước và không khí đến được mắt, vậy đường nối 3 đinh ghim A, B,C biểu diễn đường truyền của tia sáng từ A ở trong nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí rồi đến mắt.

C6: đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí, B là điểm tới, AB là tia tới, BC là tia khúc xạ, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

3. Kết luận: sgk/110

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:

A. bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 2 : Pháp tuyến là đường thẳng

A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.

B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.

C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.

D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 3 : Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.

B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.

C. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

D. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Câu 4 : Chiếu tia tới SI từ không khí tới mặt phân cách với thuỷ tinh. Trong các tia đã cho ở hình vẽ, tia nào là tia khúc xạ?

A. Tia 1

B. Tia 3

C. Tia 4

D. Tia 2

Câu 5 : Hãy chọn câu phát biểu đúng

A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

Câu 6 : Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây chính xác?

A. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.

B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.

D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.

Câu 7 : Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì:

A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.

C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30o.

D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Câu 8 : Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.

B. Khi ta soi gương.

C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.

D. Khi ta xem chiếu bóng.

Câu 9 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:

A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Câu 10 : Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Trên đường truyền trong không khí.

B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.

C. Trên đường truyền trong nước.

D. Tại đáy xô nước.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C7.

- GV: Kết luận.

- HS: Trả lời.
Hiện tượng phản xạ a/s Hiện tượng khúc xạ a/s
- Tia tới gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ

- góc phản xạ bằng góc tới

- Tia tới gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt bị gẫy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ 2.

- góc khúc xạ không bằng góc tới

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

3. Liên hệ thực tế

Giáo án Vật Lí 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng mới nhất

Vị trí thật của những vật ở trong nước thấp hơn vị trí mà mắt ta nhìn thấy

Giáo án Vật Lí 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng mới nhất

Nhìn xuống cốc nước, ta thấy ống hút như bị gãy khúc tại mặt nước và đáy cốc dường như cao lên

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học theo vở ghi và làm BT 40 (SBT) trả lời câu C8

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học