Giáo án Vật Lí 9 Bài 29: Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện mới nhất

1. Kiến thức:

- Chế tạo được 1 đoạn dây thép thành nam châm, biết cách Hiểu được 1 vật có phải là nam châm hay không.

- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành và viết báo cáo thực hành.

3. Thái độ:

- Biết làm việc tự lực để tiến hành TN có kết quả công việc thực hành, biết sử lí và báo cáo KQ thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

1.Giáo viên: Bảng phụ ghi các bước thực hành

2.Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị

(Dụng cụ theo SGK)

- Kẻ sẵn 1 báo cáo thực hành ( theo mẫu trong SGK)

1 Kiểm tra bài cũ:

- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của học sinh. Yêu cầu HS trả lời các câu C1, C2, C3 mục 1 báo cáo thực hành.

C1: ặt thanh thép trong từ trường của nam châm, của dòng điện.

C2: Treo kim thăng bằng trên một sợi dây không xoắn xem nó có chỉ hướng Nam - Bắc hay không.

Đưa kim nam châm lại gần các mạt sắt xem kim có hút các mạt sắt hay không.

C3: Đặt kim nam châm vào trong lòng và gần một đầu ống dây. Căn cứ vào định hướng Nam - Bắc của kim nam châm → Xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây → Xác định tên từ cực của ống dây. Dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều dòng điện chạy trong các vòng ống dây.

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Đặt vấn đề: Chúng ta đã được nghiên cứu, tìm hiểu sự nhiễm từ của sắt, thép và ứng dụng của chúng là chế tạo nam châm điện và nam châm vĩnh cửu. Cần chế tạo như thế nào để thép thành nam châm vĩnh cửu.

Việc xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện cần thực hiện như thế nào?

→ Bài thực hành.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Chế tạo được 1 đoạn dây thép thành nam châm, biết cách Hiểu được 1 vật có phải là nam châm hay không.

- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Chuẩn bị thực hành
- GV: Giao dụng cụ TN cho các nhóm - HS: Nhận dụng cụ thực hành theo nhóm I. Chuẩn bị (SGK)
Hoạt động 2: Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu

- GV: Gọi HS nêu tóm tắt các bước thực hành:

- GV: Hướng dẫn HS lắp thí nghiệm

- GV: cho HS nhận xét khi lấy các đoạn kim loại ra khỏi ống dây, khi đứng cân bằng nó nằm dọc theo phương nào ?

+Xoay cho đoạn kim loại lệch khỏi hướng ban đầu, buông tay, sau khi cân bằng trở lại, đoạn kim loại nằm dọc theo phương nào?

- GV: Yêu cầu HS thực hành theo nhóm, theo dõi nhắc nhở, uốn nắn hoạt động của HS các nhóm.,yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng 1 của mẫu báo cáo để xác định đoạn kim loại nào trở thành nam châm vĩnh cửu.

- HS: nhận xét khi lấy các đoạn kim loại ra khỏi ống dây, khi đứng cân bằng nó nằm

- HS: thực hành theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 1 của mẫu báo cáo để xác định đoạn kim loại nào trở thành nam châm vĩnh cửu.

II. Nội dung thực hành

1. Chế tạo nam châm vĩnh cửu

a, - Nối 2 đầu ống dây A với nguồn điện 3V.

+ Đặt đồng thời các đoạn dây thép và đồng dọc trong lòng ống dây, đóng công tắc điện khoảng 2 phút.

- Mở công tắc, lấy các đoạn KL ra khỏi ống dây.

b, Thử nam châm: Lấy các đoạn kim loại ra khỏi ống dây, lần lượt treo cho mỗi đoạn nằm thăng bằng nhờ một sợi chỉ không soắn.

Hoạt động 3: Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện

- GV: Cho HS nghiên cứu phần 2.

- GV: Vẽ hình 29.2 lên bảng, yêu cầu HS nêu tóm tắt các bước thực hành.

- GV: Yêu cầu HS thực hành theo nhóm GV kiểm tra giúp đỡ.

- HS: Nghiên cứu phần 2 trong SGK Hiểu được tóm tắt các bước thực hành.

- HS: Ghi chép KQ thực hành, viết vào bảng 2.

2. Nghiêm lại từ tính của ống dây có dòng điện

+ Đặt ống dây B nằm ngang, luồn qua lỗ tròn để treo nam châm vừa chế tạo ở phần 1. Xoay cho ống dây sao cho nam châm nằm song song với mặt phẳng của các vòng dây.

+ Đóng mạch điện.

+ Quan sát hiện tượng nhận xét.

+ Kiểm tra kết quả thu được.

3. Tổng kết thực hành:

3. Tổng kết thực hành:

- GV: Cho HS thu dọn dụng cụ, hoàn chỉnh báo cáo thực hành.

- Thu báo cáo thực hành của HS

- Nêu nhận xét tiết thực hành về các mặt của từng nhóm

- Thái độ học tập, KQ thực hành

4. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái.

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: