Giáo án Vật Lí 8 Tiết 33: Bài tập mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biết được nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ, và chất cấu tạo nên vật.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức
- Hiểu được ý nghĩa vật lí của nhiệt dung riêng
2.Kĩ năng:- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào khối lượng, chất cấu tạo nên vật và độ tăng nhiệt độ
3.Thái độ:- Rèn luyện thái độ nghiêm túc và tinh thần hợp tác nhóm
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
II/ CHUẨN BỊ
a. Chuẩn bị của GV: Bài tập và đáp án.
b. Chuẩn bị của HS: SGK + Vở ghi + nghiên cứu trước bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút)
1. Ổn định lớp: SS - TT - VS (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
GV:Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức tính nhiệt lượng? Gỉai thích rõ các đại lượng trong công thức?
Đáp án- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên Phụ thuộc vào 3 yếu tố:
+ Khối lượng của vật
+ Độ tăng nhiệt độ của vật
+ Chất cấu tạo nên vật
- Nhiệt lượng vật thu vào được tính theo công thức: Q = m.c.Δt
Trong đó: Q là nhiệt lượng (J); m là khối lượng của vật (kg)
Δt = t2 - t1 (°C, K ) :độ tăng nhiệt độ; C là nhiệt dung riêng (J/kg.K)
3/Nội dung (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
---|---|
HĐ1: Kiến thức cơ bản (5') GV: h/dẫn HS củng cố lại kiến thức bài công thức tính nhiệt lượng thông qua các câu hỏi sau - Nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố? 2. Viết công thức tính Q thu vào để nóng lên. Giải thích các đại lượng, đơn vị trong công thức? HS: làm việc cá nhân- TL các câu trên Gv: chuẩn hoá kiến thức- ghi bảng |
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật - Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.Δt ● Q: nhiệt lượng (J) ● m: khối lượng của vật (kg) ● Δt: độ tăng nhiệt độ (0C) ● c: nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kgK) * Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg chất đó tăng thêm 10C |
HĐ2: Làm bài tập trong SBT (30') - GV: cho HS đọc nội dung yêu cầu của ccác câu hỏi Bài 24.1/SBT.65 HS: làm việc cá nhân- TL Bài 24.1 Gv: chuẩn hoá kiến thức- ghi bảng GV: cho 1HS đọc nội dung Bài 24.2 HS: làm việc cá nhân- TL Bài 24.-Gv: chuẩn hoá kiến thức- ghi bảng GV: cho HS đọc nội dung yêu cầu của ccác câu hỏi Bài 24.3/SBT.65 HS: làm việc cá nhân- TL Bài 24.3- Gv: chuẩn hoá kiến thức- ghi bảng GV: gọi 1HS đọc nội dung+tóm tắt bài 24.4/SBT.65 GV: Để tính Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm là nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước tới 1000C trong đk bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt ra môi trường bên ngoài ta làm ntn?( Q = Q1 + Q2) - 1Hs: hs đứng tại chỗ trả lời GV:gọi 2HS lên bảng làm bài 24.4 HS1: tính Q1 = ? HS2: tính Q2 = ?. - Hs: Nhận xét và bổ sung theo yêu cầu của gv - Gv: Chuẩn hoá kiến thức bài 24.4 GV: gọi 1HS đọc nội dung bài 24.5 - 1Hs: hs đứng tại chỗ nêu cách thực hiện bài 24.5. /SBT.65 - Gv: Thống nhất câu trả lời đúng và ghi bảng GV: gọi 1HS đọc nội dung bài 24.7 - 1Hs: hs đứng tại chỗ nêu cách thực hiện bài 24.7. /SBT.65 - Gv: Thống nhất câu trả lời đúng và ghi bảng HS; ghi nhận kiến thức |
II. BÀI TẬP CƠ BẢN Bài 24.1/SBT.65 1. Chọn A: Bình A 2. Chọn D: Loại chất lỏng chứa trong từng bình Bài 24.2/SBT.65 - Nhiệt cần để đun nóng 5 lít nước là: Q = m.c(t2 – t1) = 5.4200(40 – 20)= 420000J = 420 KJ Bài 24.3/SBT.65 Độ tăng nhiệt độ của nước: Δt = Q / m.c = 840000 / 10. 4200 = 200C Bài 24.4/SBT.65 tóm tắt: m1 = 1kg; m2 = 0,4kg; c2 = 880J/kg.K c1 = 42000J/kg.K; ∆t = 100 - 20 = 800C Tính Q = ? Giải: - Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm là nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước tới 1000C trong đk bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt ra môi trường bên ngoài. - Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 1000C: Q1 = m1.c1.∆t = 1.4200.(100 – 20)= 336000J - Nhiệt lượng ấm cần thu vào để ấm nóng lên 1000C. Q2 = m2c2.∆t = 0,4.880 (100 – 20) = 28160J - Nhiệt lượng tổng cộng tối thiểu cần cung cấp: Q = Q1 + Q2 = 336000 + 28160 = 364160 J Đáp số: Q = 364160 J Bài 24.5/SBT.65 - Nhiệt dung riêng của kim loại: Kim loại này là đồng Bài 24.7/SBT.65 - Đổi 1,5 phút = 90 giây - Nhiệt lượng đầu búa nhận được: Q = m.c.∆t = 12.460.20 = 110400J - Công của búa thực hiện trong 1,5 phút.
- Công suất của búa:
|
4/ Củng cố (2 phút)
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài
- Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố
- Công thức tính nhietj lượng Q = m. c.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (3 phút)
- Học phần ghi nhớ
- Làm thêm các bài tập 24.8->24.14/SBT.tr 66
- Đọc trước bài phương trình cân bằng nhiệt.
Bài 24.6
- Trong cùng một khoảng thời gian như nhau, nhiệt lượng của bếp tỏa ra và các vật thu vào giống nhau.
- Vẽ đường thẳng song song thấy cùng thời gian như nhau, nhiệt độ các vật tăng khác nhau: t1< t2
- Từ đó suy ra các nhiệt dung riêng:c1> c2 > c3
Vậy I là nước, II là sắt , III là đồng
RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học
- Giáo án Vật Lí 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)