Giáo án Vật Lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- HS tìm được ví dụ thực tế chứng tỏ sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác, từ dạng này sang dạng khác.

- Phát biểu được sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

2. Kĩ năng.

- Phát hiện sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng nêu ra.

- Giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan tới định luật

3. Về thái độ: Tích cực hoạt động trong giờ học.

4. Định hướng phát triển năng lực.

a. Năng lực chung

- Quan sát, dự đoán, phân tích tổng hợp, xử lí số liệu để đưa ra kết luận khoa học.

- Hợp tác nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

- Sử dụng thuật ngữ xúc tích, chính xác khoa học phù hợp với bộ môn khoa học tự nhiên

b. Năng lực chuyên biệt

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Tranh phóng to bảng 27.1 và 27.2.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Làm bài tập đầy đủ.

- Chuẩn bi bài mới

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Bài cũ:

(?) ý nghĩa của năng suất toả nhiệt của nhiên liệu? Viết công thức tính nhiệt lượng nhiên liệu toả ra khi đốt cháy hoàn toàn?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Tình huống học tập:

Trong các hiện tượng cơ và nhiệt có sự truyền cơ năng từ vật này sang vật khác, sự truyền năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Vậy các quá trình chuyển hoá đó tuân theo một định luật tổng quát nào?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - HS tìm được ví dụ thực tế chứng tỏ sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác, từ dạng này sang dạng khác.

- Phát biểu được sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự truyền cơ năng từ vật này sang vật khác (8 phút)

(?) Quan sát các hiện tượng trong bảng 1, thảo luận và mô tả sự truyền cơ năng trong các hiện tượng, điền vào chỗ trống?

- HS thảo luận nhóm và điền vào chỗ trống.

I. Sự truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.

VD1: hòn bi truyền cơ năng cho miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động.

VD2: Nhôm có nhiệt độ cao hơn thả vào nước ⇒  Nhôm truyền nhiệt năng cho nước.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng (8 phút)

(?) Các em quan sát hình ở bảng 27.2, nhóm thảo luận và điền vào cột sự chuyển hoá năng lượng?

HS thảo luận nhóm.

II. Sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng

1. Con lắc dao động

 Động năng ⇌ Thế năng

2. Cơ năng → Nhiệt năng

3. Nhiệt năng → Cơ năng

Hoạt động 2.3: Phát biểu sự bảo toàn năng lượng (8 phút)

GV: Em hãy đọc thông tin về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.

(?) Em hãy nêu ví dụ về sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, cơ năng và nhiệt năng, sự truyền cơ năng, nhiệt năng?

- HS đọc

- HS nêu ví dụ như xoa 2 bàn tay với nhau, xe lăn đi 1 đoạn dừng lại, quả bóng nảy lên, độ cao giảm dần...

III. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.

Năng lượng không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hoá từ vật này sang vật khác và từ dạng này sang dạng khác.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Cơ năng, nhiệt năng:

A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án C

Bài 2: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Đáp án D

Bài 3: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.

B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

Đáp án C

Bài 4: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm.

B. Động năng và thế năng đều tăng.

C. Động năng và thế năng đều giảm.

D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Đáp án D

Bài 5: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng và thế năng đều tăng.

Đáp án B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

(?) Cá nhân hoàn thành C5,C6

HS làm bài

III. Vận dụng

C5, C6: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV treo tranh hình 27.1 và giới thiệu cho học sinh về thí nghiệm chứng minh sự tương đương giữa công và nhiệt lượng

HS lắng nghe

4. Hướng dẫn về nhà:/p>

- Dặn HS học bài cũ, làm bài tập còn lại và nghiên cứu trước bài 3: “Chuyển động đều, chuyển động không đều”.

* Rút kinh nghiệm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học