Giáo án Vật Lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.

- Biết được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thủy ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết các hiện tượng.

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, nghiêm túc khi làm thí nghiệm, yêu thích môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với GV: 

- 1 cốc thủy tinh nhỏ, cốc đựng nước màu, một ống hút nước nhỏ, 1 vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, 1 tờ giấy trắng, 2 hút móc quần áo,  một tranh vẽ hình 9.5

2. Đối với HS:

- Một li bằng thủy tinh có chứa nước, 1 ống thủy tinh nhỏ.

- Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK, SBT.    

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

- GV giớ thiệu cách làm TN ở đầu bài, yêu cầu HS dự đoán

- GV làm thí nghiệm như ở đầu bài sgk, yêu cầu HS quan sát.

? Vì sao tờ giấy không rơi xuống đất?

→ Để giải thích được điều đó, bài học hôm nay sẽ giúp chúng chúng ta cách giải thích.

- HS lắng nghe và dự đoán

- HS quan sát GV làm TN.

- Tự đưa ra ý kiến tranh luận.

Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: thủy ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động 2.1: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất khí quyển (25 phút)

? Trái đất của chúng ta được bao bọc bởi cái gì?

- GV giải thích lớp không khí này rất dày và người ta gọi đó là khí quyển.

- Cho HS thảo luận nhóm 2 để trả lười câu hỏi: Vì sao khí quyển lại gây ra áp suất?

- Yêu cầu các nhóm nhận xét, GV giải thích cụ thể cho HS về sự tồn tại của áp suất khí quyển.

* Để biết được áp suất khí quyển nó gây ra ntn, chúng ta tiến hành làm các TN chứng minh.

- Cá nhân trả lời: Không khí

- HS nêu khái niệm về khí quyển

- Thảo luận nhóm trả lời. Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe sự giải thích của GV và ghi vở

I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

1. Thí nghiệm: sgk

2. Nhận xét:

- Trái đất được bao bọc bởi lớp không khí dày tới hàng nghìn km, được gọi là khí quyển.

- Do không khí có trọng lượng nên không khí tác dụng lên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất một áp suất theo mọi phương.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu HS đọc thông tin TN1 (GV có thể cho HS thay thế vỏ hộp sữa bằng vỏ chai nhựa không có nút đậy).

- Cho HS dự đoán kết quả.

- Yêu cầu HS làm TN theo nhóm lớn, quan sát và giải thích:

+ Vì sao trước khi hút không khí trong chai ra thì chai không bị bẹp, sau khi hút thì bị bẹp

+ Tại sao hộp lại bị bẹp về nhiều phía?

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc thông tin TN 1.

- HS đưa ra dự đoán

- HS các nhóm làm thí nghiệm 1 theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng.

- Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại

- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

* GV yêu cầu HS làm TN 2:

- Cho HS đọc TN2.

- Nêu dụng cụ TN, cách làm TN.

- Cho HS dự đoán kết quả.

- Yêu cầu HS làm TN theo nhóm lớn, quan sát và giải thích:

? Vì sao khi bịt tay thì nước không chảy xuống? Khi thả tay ra thì nước chảy xuống?

- GV làm lại thí nghiệm 2 cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 3 SGK.

- GV yêu cầu HS giải thích câu C4.

- GV có thể hút móc quần áo gắn lên bảng và yêu cầu HS giải thích

* GV lưu ý:

- Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng ôxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, áp suất tăng gây ra các áp lực chèn lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.

- Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ôxy.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

- Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng

- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả

- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung kết quả: (nếu có)

+ Trước: Áp suất khí quyển tác dụng bên trong và bên ngoài chai bằng nhau.

+ Sau: Áp suất khí quyển tác dụng bên ngoài lớn hơn bên trong chai

+ Áp suất khí quyển tác dụng lên chai theo mọi hướng.

- HS đọc thông tin sgk

- Nêu dụng cụ TN và cách tiến hành TN.

- HS đưa ra dự đoán

- HS các nhóm làm thí nghiệm 1 theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi:

+ Khi bịt tay: Áp suất khí quyển tác dụng lên cột nước từ phía dưới lên bằng với áp suất cột nước và cột không khí bên trong ống.

+ Khi thả tay: Áp suất khí quyển tác dụng lên cột nước ở phía trên và dưới bằng nhau, nhưng do cột nước trong ống cũng gây ra 1 áp suất nên áp suất bên trong ống lớn hơn áp suất khí quyển tác dụng bên dưới.

- HS đọc thí nghiệm 3 trong SGK.

- HS tự đưa ra giải thích.

+ Rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0

+ Vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển làm hai bán cầu ép chặt vào nhau.

- HS giải thích tương tự như trên.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía?

A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại

B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài.

C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.

D. Vì vỏ hộp sữa rất mềm.

Câu 2. Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

A. Không thay đổi.                                     

B. Càng tăng.

C. Càng giảm.                                             

D. Có thể vừa tăng vừa giảm.

Câu 3. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?

A. Do lỗi của nhà sản xuất.                         

B. Để lợi dụng áp suất khí quyển.

C. Để nước trà trong ấm có thể bay hơi.                

D. Một lí do khác.

Câu 4. Đổ nước vào đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín miệng cốc bằng tấm bìa không thấm nước. Khi lộn ngược cốc nước thì nước không chảy ra ngoài. Hiện tượng này liên quan đến hiện tượng vật lý nào?

A. Áp suất chất lỏng.                                  

B. Áp suất chất khí.

C. Áp suất khí quyển.                                 

D. Áp suất cơ học.

Câu 5. Dụng cụ dùng để đo áp suất khí quyển được gọi là :

A. Cao kế.            

B. Khí áp kế.        

C. Nhiệt kế.          

D. Lực kế

Câu 6. Một khí áp kế đặt trên điểm cao nhất của trụ ăng ten truyền hình chỉ 738 mmHg. Tính độ cao của cột ăngten? Biết áp suất không khí ở chân trụ ăng ten là 750 mmHg. Trọng lượng riêng của Hg là 136000 N/m3, của không khí 13 N/m3 .

A. 125,54 m         

B. 127,54 m.        

C. 129,54 m.                  

D. 126,54 m

Câu 7. Để đo độ cao của một đỉnh núi người ta sử dụng khí áp kế đo áp suất. Kết quả các phép đo cho thấy: Ở chân núi, áp kế chỉ 75 cmHg. Ở đỉnh núi, áp kế chỉ 71,5 cmHg. Biết trọng lượng riêng của không khí là 12,5N/m3 và trọng lượng riêng của Hg là 136000 N/m3. Đỉnh núi có độ cao là bao nhiêu?

A. h = 360,8 m.    

B. h = 370,8 m.

C. h = 375,8 m.    

D. h = 380,8 m.

ĐÁP ÁN

Giáo án Vật Lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển mới nhất

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trả lời C8) giải thích hiện tượng ở đầu bài?

- Yêu cầu HS đưa ra 1 số ví dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- GV gợi ý để HS trả lời.

- Tự giải thích

- HS trả lời theo gợi ý của GV

- Lớp nhận xét

III. Vận dụng

C8. Vì áp suất khí quyển tác dụng vào tờ giấy từ dưới lên lớn hơn áp suất của cột chất lỏng gây ra nên tờ giấy không bị rơi.

C9. Ví dụ: bẻ 1 đầu ống canxi, trên nắp bình nước lọc 20 lít có lỗ…

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Cho học sinh đọc ghi nhớ

- Tại sao mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển?

- Áp suất của khí quyển có phải tồn tại 1 giá trị duy nhất hay không? Vì sao?

- Hướng dẫn HS làm các BT 9.2, 9.4 SBT

- 1 HS đọc ghi nhớ SGK

- Hoạt động cá nhân trả lời

- HS trả lời và làm BT vào vở

4. Hướng dẫn về nhà:/p>

- Làm bài tập còn lại trong SBT. Xem trước bài 10: lực đẩy Ác-si-met.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học