Giáo án Vật Lí 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Viết đựơc công thức tính độ lớn lực đẩy Ác - si - mét: F = P chất lỏng mà vật chiếm chỗ: F = d.V

- Nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở dụng cụ thí nghiệm đã có.

- Biết vận dụng kiến thức để vận chuyển các vật nhờ lực nâng của nước và giải thích các hiện tượng trong thực tế.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng lực kế, bình chia độ … để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác - si - mét

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, nghiêm túc và trung thực trong khi làm thí nghiệm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với GV: 

- Thiết bị dạy học: SGK, giáo án.

- Cho mỗi nhóm học sinh:

- 1 lực kế GHĐ: 2 N                     

- Vật nặng có V = 50cm3 (không thấm nước)

- 1 bình chia độ                            

- 1 giá đỡ                                     

- 1 bình nước                                

- 1 khăn lau khô

2. Đối với HS: 

- Mỗi HS tự chuẩn bị 1 báo cáo thí nghiệm theo mẫu SGK.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Nêu lại dự đoán của Ác - si - mét về lực đẩy Ác - si - mét. Viết công thức tính lực đẩy Ác - si – mét.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

- Để kiểm tra dự đoán đó chúng ta tiến hành bài thực hành

- HS theo dõi

Bài 11: Thực hành:

LỰC ĐẨY ÁC-SI-MET

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - Viết đựơc công thức tính độ lớn lực đẩy Ác - si - mét: F = P chất lỏng mà vật chiếm chỗ: F = d.V

- Nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở dụng cụ thí nghiệm đã có.

- Biết vận dụng kiến thức để vận chuyển các vật nhờ lực nâng của nước và giải thích các hiện tượng trong thực tế.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động 2.1: Chuẩn bị và yêu cầu bài thực hành. (5 phút)

- GV chia nhóm và chỉ định nhóm trưởng của mỗi nhóm.

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu và nội qui của tiết thực hành.

- GV giới thiệu các dụng cụ cần cho bài thực hành.

- GV nêu tiêu chí đánh giá tiết thực hành

- HS ổn định theo nhóm đã được phân công.

- HS nghe GV giới thiệu các dụng cụ thực hành và nhớ lại cách sử dụng các dụng cụ đó.

I. Chuẩn bị: sgk

Hoạt động 2.2: Tiến hành thực hành (30 phút)

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cách làm TN như sau:

1. Đo lực đẩy Ác-si-mét

a) Đo trọng lượng P của vật ngoài không khí.

b) Đo lực F khi vật nhúng trong nước.

- Trả lời câu hỏi C1: xác định độ lớn của lực đẩy FA =?

- Đo 3 lần rồi tính giá trị trung bình ghi vào báo cáo:

Giáo án Vật Lí 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét mới nhất

2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật

a) Đo thể tích của vật nặng, cũng chính là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

- Đo thể tích nước trong bình khi chưa nhúng vật vào: V1 ghi kết quả vào báo cáo. 

- Nhúng vật vào, đo thể tích nước khi đó là: V2.

- Thể tích vật bằng thể tích nước dâng lên: V= V2 - V1

b) Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.

- Đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 1: P1 = ....

- Đổ thêm nước vào bình đến mức 2. Đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 2: P2 = ....

- Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ: PN = P2 - P1.

- Đo 3 lần rồi tính trung bình cộng ghi kết quả vào báo cáo:

Giáo án Vật Lí 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét mới nhất

3. So sánh P và FA, nhận xét và rút ra kết luận

- Từ kết quả TN yêu cầu HS So sánh P và FA, nhận xét và rút ra kết luận

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học.

- Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh chú ý lắng nhe để thực hiện

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

- Các nhóm thảo luận trình bày nội dung thực hành vào bảng báo cáo thực hành.

2. Tiến hành đo:

* Đo khối lượng của sỏi:

Đo khối lượng của sỏi bằng cân Rôbecvan.

* Đo thể tích của sỏi:

Đổ khoảng 50cm3 nước vào bình chia độ.

Cho sỏi vào bình để đo thể tích.

HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết (3 phút)

- GV thu bài thực hành và nhận xét theo yêu cầu sau:

+ Công tác chuẩn bị.

+ Cách thực hiện quy trình thực hành

+ Thái độ, ý thức kỷ luật.

+ Kỹ năng thực hành của các nhóm, từng HS.

+ Giải thích các thắc mắc của HS (nếu có)

- HS nộp bài.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

- Nêu các ý kiến thắc mắc (nếu có)

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu HS so sánh P và FA, nhận xét

- GV phân tích kết quả, nhận xét.

- HS nêu nhận xét

- Lớp nhận xét, bổ sung:

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (2 phút)

- Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- GV hệ thống lại kiến thức

- HS trả lời: TLR và Thể tích phần vật chìm trong chất lỏng

- HS lăng nghe

4. Hướng dẫn về nhà:/p>

- Đọc trước bài 12: Sự nổi.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học