Giáo án Vật Lí 8 Bài 13: Công cơ học mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được trường hợp có công cơ học , không có công cơ học.

- Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức

2. Kĩ năng:

- Vận dụng công thức tính công cơ học vào làm bài tập

- Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó.

3. Thái độ: Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế

4.Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển.

- Năng lực tự học: Tự đọc sgk và nghiên cứu các tài liệu liên quan.

- Năng lực hợp tác nhóm: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Lập luận có căn cứ và giải được các bài tập đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Nghiên cứu tài liệu soạn giảng

- SGK, SGV, GA, tranh vẽ h13.1 SGK

2. HS: - SGK, SBT, vở ghi,

- Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà tiết 15

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC                                   (45 phút)

1/ Ổn định tổ chức      SS - TT - VS                                (1 phút)

2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập          (1 phút)

Tổ chức tình huống học tập  Như SGK, GV có thể thông báo thêm là trong thực tế, mọi công sức bỏ ra để làm một việc thì đều thực hiện công. Trong công đó thì công nào là công cơ học?

3/ Bài mới                                                                          (33 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

Giáo viên:Dùng mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhỏ và mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng lớn thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng nào nhỏ hơn?

Học sinh: Mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhỏ.

Giáo viên:Đểmặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhỏ ta phải tăng chiều dài của mặt phẳng ngiêng. Vậy tại sao, mặt phẳng nghiêng có chiều dài càng lớn thì lực kéo vật lên càng nhỏ?

Học sinh: Dự đoán câu trả lời.

Giáo viên giới thiệu vào bài học mới:Bài 13: Công cơ học.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - Biết được trường hợp có công cơ học , không có công cơ học.

- Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

HĐ 2 (5 phút)

Hình thành khái niệm công cơ học

- GV: Treo tranh (hình 13.1, 13.2). Yêu cầu HS quan sát và đọc nội dung nhận xét trong SGK.

- GV gợi ý: Con bò có dùng lực để kéo xe? Xe có chuyển dời không?

- Lực sĩ có dùng lực để ghì quả tạ? Quả tạ có di chuyển không?

- GV thông báo: Hình 13.1, lực kéo của con bò thực hiện công cơ học.

- Hình 13.2, người lực sĩ không thực hiện công.

- GV: Yêu cầu các nhóm đọc, thảo luận C1, C2 và cử đại diện trả lời trong 2 phút.

- HS quan sát tranh và đọc nội dung nhận xét trong SGK.

- HS thực hiện lệnh C1, C2, trả lời và ghi kết quả.

HS ghi kết luận vào vở.

I. Khi nào có công cơ học?

1. Nhận xét

2. Kết luận:

- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố:

* Lực tác dụng vào vật

* QĐ vật chuyển dịch

HĐ 3 (8 phút)

 Củng cố kiến thức về công cơ học

- GV: Nêu lần lượt C3, C4 cho HS ở mỗi nhóm thảo luận câu trả lời (Đúng hoặc sai)

- GV xác định câu trả lời đúng:

C3: a, c, d.

C4:  Lực kéo của đầu tàu hỏa

Lực hút của trái đất

Lực kéo của người công nhân.

GV chuyển ý: Công cơ học được tính như thế nào?

C3: a,c,d

C4: d) Trọng lực của qủa bưởi

a) Lực kéo của đầu tàu hỏa

c) lực kéo của người

Giáo án Vật Lí 8 Bài 13: Công cơ học mới nhất

II. Công thức tính công:

1. Công thức:

Giáo án Vật Lí 8 Bài 13: Công cơ học mới nhất

Trong đó:

- A: Công lực F

- F: lực td vào vật (N)

- s:QĐ vật di chuyển (m)

- Đơn vị công:Jun (J)

- 1 KJ = 1000J

- 1 J = 1N.1m

HĐ 4 (10 phút)

GV thông báo kiến thức mới: Công thức tính công

- GV thông báo công thức tính công A, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công.  Nhấn mạnh điều kiện để có công cơ học.

- GV chuyển ý và nhấn mạnh phần chú ý:

A = F.S được sử dụng khi vật chuyển dời theo phương của lực tác dụng vào vật.

+ Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực, công thức tính công sẽ học ở lớp trên.

+ Vật chuyển dời theo phương vuông góc  với phương của lực thì công của lực đó bằng không.

- HS ghi: Khi có một lực F tác dụng vào vật làm vật chuyển dời một quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F:

A = F . s

A (J), F (N), s (m)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1. Trường hợp nào sau đây ngọn gió không thực hiện công

A.  Gió thổi làm tốc mái nhà

B.   Gió thổi vào bức tường thành

A.   Gió thổi làm tàu bè giạt vào bờ

D.   Gió xoáy hút nước lên cao

⇒ Đáp án C

Bài 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Quả nặng rơi từ trên xuống.

⇒ Đáp án D

Bài 3. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển.

B. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.

C. phương chuyển động của vật

D. tất cả các yếu tố trên đều đúng

⇒ Đáp án B

Bài 4 . Một vật có khối lượng 500g, rơi  từ độ cao 20 cm xuống đất . khi đó trọng lực đã thực hiện một công là

A. 10000 J

B. 1000 J

C. 1J

D. 10 J

⇒ Đáp án B

Bài 5: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.

⇒ Đáp án B

Bài 6: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900 khi kéo vật lên cao như hình vẽ.

A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển.

B. Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.

C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc.

D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính.

⇒ Đáp án B

Bài 7: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

A. 300 kJ

B. 250 kJ

C. 2,08 kJ

D. 300 J

⇒ Đáp án A

Bài 8: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.

A. A = 60000 kJ

B. A = 6000 kJ

C. Một kết quả khác

D. A = 600 Kj

⇒ Đáp án A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C5, C6 và C7

(Nếu học sinh gặp khó khăn giáo viên có thể hướng dẫn)

Cá nhân học sinh lên bảng hoàn thành câu hỏi C5, C6.

C5: công của lực kéo của đầu tàu

A = F.s = 5000 . 1000

A = 5000000J = 5000KJ

C6:

A = Fs = 20.6 = 120 (J)

C7: Trọng lực có phương thẳng đứng vuông góc với phương CĐ của vật, nên không có công cơ học của trọng lực.

I. Vận dụng

C5: công của lực kéo của đầu tàu

A = F.s = 5000.1000

A = 5000000J = 5000KJ

C6:

A = Fs = 20.6 = 120 (J)

C7: Trọng lực có phương thẳng đứng vuông góc với phương CĐ của vật, nên không có công cơ học của trọng lực.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV Hướng dẫn HS làm BT dạng tổng hợp:

Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30 km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến C với vận tốc nhỏ hơn trước 10 km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đàu tàu không đổi là 40000 N.

- Lắng nghe và ghi chép

- HS lên bảng giải

Ta có: S1 = v1.t1 = 30. 1/4 = 7,5 km

  S2 = v2.t2 = 20. 1/2 = 10 km

  S = S1 + S2 = 7,5 + 10 = 17,5 km = 17500 m

A = F.s = 40000.17500 = 700 000 000 J

 

Giải

Ta có:

Quãng đường đoàn tàu đi từ A đến B là

 S1 = v1.t1 = 30. 1/4 = 7,5 km

Quãng đường đi từ B đến C là:

 S2 = v2.t2 = 20. 1/2 = 10 km

Tổng quãng đường đi được của đoàn tàu là

 S = S1 + S2 = 7,5 + 10 = 17,5 km = 17500 m

Công của đoàn tàu là

 A = F.s = 40000.17500 = 700 000 000 J

4. Hướng dẫn về nhà:/p>

-          Về nhà làm bài tập 14.1 đến 14.6 trong SBT.

Chuẩn bị bài mới: Bài 14 “Định luật về công” và Ôn lại các kiến thức đã học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học