Giáo án Vật Lí 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Kể tên được một số vật liệu cách âm.
- Nắm được các phương pháp tránh tiếng ồn.
3. Thái độ: Có ý thức về việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Biết được tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Nắm được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn và sử dụng nguồn âm hợp lý.
5. Định hướng phát triển năng lực
a)Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
1. GV: Giáo án, SGK, bảng phụ
2. HS: Đồ dùng học tập
1.Ổn định lớp (1')
2.Kiểm tra bài cũ: (7')
a. Câu hỏi :
Câu 1: Tiếng vang là gì? (2 điểm).
Câu 2: Có phải cứ có âm phản xạ thì có tiếng vang hay không? Tại sao? (3 điểm).
Câu 3: Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Vật như thế nào thì phản xạ âm kém? Lấy ví dụ. (3 điểm).
+ Ta nghe được âm to hơn khi nào? (2 điểm).
b. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. (2đ)
Câu 2: Không. Nếu âm phản xạ gần như cùng lúc với âm phát ra thì ta không nghe được tiếng vang. (2đ)
Câu 3: Các vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). Ví dụ: mặt đá hoa, mặt gương, tấm kim loại,... (2đ)
+ Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Ví dụ: Cao su xốp, miếng xốp,...(2đ)
- Ta nghe được âm to hơn khi âm phản xạ truyền đến tai cùng 1 lúc với âm phát ra. (2đ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
GV? Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải ?
GV: Suy nghĩ của em có đúng không ? Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay để trả lời câu hỏi đó .
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 15.1; 15.2; 15.3 SGK và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Cho HS thảo luận theo bàn. GV: Gọi đại diện 1 số nhóm trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung. GV: Yêu cầu HS chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống phần kết luận. GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời C2. GV: Vậy có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn? |
HS: Đứng tại chỗ trả lời HS: -H.15.1: Tiếng sấm, sét to, nhưng không kéo dài, nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó không gây ô nhiễm tiếng ồn. - H.15.2: Tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan → Ô nhiễm tiếng ồn. - H.15.3: Tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS → Ô nhiễm tiếng ồn. |
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn C1: Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. C2: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là: b, c, d: Tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe → Ô nhiễm tiếng ồn. |
||||||||
GV: Y/c HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp để tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu các biện pháp? Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn? GV: Y/c HS thảo luận câu hỏi C3 theo nhóm. GV: Nhận xét, đưa KL ra bảng phụ. GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài 14 về vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém để hoàn thành C4. |
HS: 4 Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: 1. Cấm bóp còi ở gần trường học bệnh viện. 2. Xây tường ngăn. 3. Trồng cây xanh. 4. Làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ. - Cấm bóp còi to và kéo dài. - Xây tường → Âm truyền đến - Trồng cây xanh phản xạ về nhiều hướng. - Trần xốp, vải phủ: Ngăn cản âm truyền qua chúng. HS: Thảo luận làm ra bảng nhóm và trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (SGK trang 43) C3:
C4: a) Những vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: gạch, bê tông, gỗ, . . . b) Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: kính , lá cây, . . . |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất?
A. Xây tường chắn để ngăn cách.
B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.
C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.
D. Che cửa bằng các màn vải.
Đáp án
Thay hệ thống cửa bằng cửa kính để ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn.
Bài 2: Câu nào sau đây là sai?
A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn.
B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe.
C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.
D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.
Đáp án
Những âm thanh có cường độ lớn (độ to lớn) thường gây ô nhiễm tiếng ồn, còn tần số không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn ⇒ Chọn đáp án D.
Bài 3: Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường.
B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.
C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.
D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.
Đáp án
Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học có gây ô nhiễm tiếng ồn.
Bài 4: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Gần đường ray xe lửa
B. Gần sân bay
C. Gần ao hồ
D. Gần đường cao tốc
Đáp án
Gần ao hồ thì không gây ô nhiễm tiếng ồn
Bài 5: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
A. Làm trần nhà bằng xốp
B. Trồng cây xanh
C. Bao kín các thiết bị gây ồn
D. Cả A, B, C
Đáp án
Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: làm trần nhà bằng xốp, trồng cây xanh, bao kín các thiết bị gây ồn ⇒ Chọn đáp án D
Bài 6: Khi người làm việc trong điều kiện ô nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:
A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn
B. thay động cơ của máy nổ
C. tránh xa vị trí gây tiếng ồn
D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả
Đáp án
Biện pháp khả thi khi người làm việc trong điều kiện ô nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn.
Bài 7: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác.
D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
Đáp án
Để hấp thụ bớt âm phải dùng các vật mềm, có bề mặt xù xì, không dùng các vật cứng và nhẵn vì chúng phản xạ âm đồng thời hấp thụ âm kém ⇒ Chọn D.
Bài 8: Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người?
A. Gây mệt mỏi
B. Gây buồn ngủ
C. Gây hưng phấn
D. Làm thính giác phát triển
Đáp án
Ô nhiễm tiếng ồn gây tác hại xấu đến hệ thần kinh của con người (mệt mỏi, rối loạn thần kinh, co giật hệ cơ...) ⇒ Chọn đáp án A
Bài 9: Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là gì?
A. Điều hòa nhiệt độ trong phòng
B. Ngăn tiếng ồn
C. Làm cho cửa vững chắc
D. Chống rung
Đáp án
Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là ngăn tiếng ồn.
Bài 10: Biện pháp nào sau đây không có hiệu quả để chống ô nhiễm tiếng ồn?
A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
B. Ngăn chặn đường truyền âm.
C. Làm cho âm truyền theo hướng khác.
D. Làm cho âm truyền thẳng.
Đáp án
Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
- Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
- Ngăn chặn đường truyền âm.
- Làm cho âm truyền theo hướng khác.
⇒ Chọn đáp án D.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV: Y/c HS vận dụng kiến thức trong bài trả lời câu C5. Gọi 1 số em nêu biện pháp của mình. Trao đổi xem biện pháp nào khả thi. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C6. GV: Ở cạnh nhà, hàng xóm mở kraôkê to và lâu. Em có biện pháp gì để chống tiếng ồn? |
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C5. HS: Tùy HS. |
C5: H.15.1: Máy khoan không làm vào giờ làm việc. Người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc… H.15.2: Đóng các cửa phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xung quanh; chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác,…. C6: - Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ và học tập, đóng cửa, treo rèm phòng hát. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Giải thích ( có thể về nhà)
1. Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không gian có thể trò chuyện với nhau mà không sử dụng micro và tai nghe,bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền đến tai hai người như thế nào?
2. Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ta còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người theo sát?
Dự kiến trả lời:
- Âm được truyền qua không khí đến nón sau đó đến không khí và đến tai người.
- Ban đêm yên tĩnh ta nghe rõ tiếng tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò
- Học thuộc bài.
- Làm các bài tập trong SBT.
- Ôn tập lại kiến thức chương Quang Học và Chương Âm Học để tiết sau ôn tập và thi học kì I
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 18: Hai loại điện tích
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)