Giáo án Vật Lí 7 Bài 12: Độ to của âm mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức:
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
2. Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được: khái niệm biên độ dao động , độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.
4. Xác định nội dung trong tâm của bài: Biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
5. Định hướng phát triển năng lực HS
a)Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
1. GV: Giáo án, SGK, dụng cụ thí nghiệm dành cho GV
2. HS mỗi nhóm:
- Giá thí nghiệm, - 1 lá thép mỏng dài khoảng 20cm và 30cm gắn chặt vào hộp gỗ rỗng như hình 11.2 SGK, 1 con lắc bấc
1. Ổn định lớp(1’):
2. Kiểm tra bài cũ (7’):
Câu 1: Tần số là gì ? Đơn vị tần số ? Âm cao, âm thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số ?
Câu 2: Tần số dao động của 1 dây đàn là 500Hz hãy cho biết ý nghĩa con số đó?
Câu 3: Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz). (3 điểm)
+ Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ. (3 điểm)
Câu 2: Dây đàn có 500 dao động trong 1 giây. (2 điểm)
Câu 3: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz. (2 điểm)
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Có người thường có thói quen nói to, có người nói nhỏ, song khi người ta hét to thấy bị đau cổ . Vậy tại sao lại nói được to hoặc nhỏ? Tại sao nói to quá lại bị đau cổ họng ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
- Nêu được ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV: Y/cầu HS đọc TN 1 và trả lời. - Mục đích làm TN? - TN gồm những dụng cụ gì ? - Tiến hành TN như thế nào ? GV: Yêu cầu HS làm TN và hoàn thành bảng 1 (34 - SGK). GV: Hướng dẫn HS thảo luận kết quả bảng 1, ghi vào vở. GV: Thông báo về biên độ dao động. GV: Y/c làm TN 2. GV: Biên độ quả bóng lớn, nhỏ → mặt trống dao động như thế nào ? GV: Qua các TN, hoàn thành C3, rút ra KL |
HS: Cá nhân nghiên cứu SGK và trả lời. HS: Nhóm chuẩn bị và tiến hành TN. Quan sát và lắng nghe âm phát ra, hoàn thành bảng 1. C1. HS: (Ghi vở) HS: Làm việc cá nhân hoàn thành C2. HS: Bố trí TN theo nhóm. Tiến hành TN, quan sát và lắng nghe âm phát ra để nêu nhận xét. HS: Hoàn thành C3 và kết luận |
I. Âm to, âm nhỏ - biên độ dao động: * Thí nghiệm 1: C1: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ). * Thí nghiệm 2: + Gõ nhẹ: âm nhỏ → quả cầu dao động với biên độ nhỏ. + Gõ mạnh: Âm to → quả cầu dao động với biên độ lớn. C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ). Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. |
GV?: Đơn vị đo độ to của âm là gì ? Kí hiệu? GV: Để đo độ to của âm người ta sử dụng máy đo. GV giới thiệu độ to của một số âm trong bảng 2, tr 35. GV: Y/c HS đọc SGK. ? Độ to của âm bằng bao nhiêu thì bị đau tai? GV (thông báo): Trong chiến tranh, máy bay địch thả bom xuống, người dân ở gần chỗ bom nổ, tuy không bị chảy máu nhưng lại bị điếc tai do độ to của âm >130dB làm cho màng nhĩ bị thủng. |
HS: Đọc SGK và trả lời. |
II. Độ to của âm: - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (ký hiệu là: dB). - Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm. - Độ to của âm ≥ 130 dB → ngưỡng đau (làm đau nhức tai). |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?
A. Khi biên độ dao động lớn hơn
B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn
D. Khi tần số dao động nhỏ hơn.
Đáp án
Dao động càng mạnh ⇒ biên độ dao động càng lớn ⇒ âm càng to
Dao động càng yếu ⇒ biên độ dao động càng nhỏ ⇒ âm càng nhỏ
⇒ Chọn B
Bài 2: Âm phát ra càng to khi
A. nguồn âm có kích thước càng lớn.
B. nguồn âm dao động càng mạnh.
C. nguồn âm dao động càng nhanh.
D. nguồn âm có khối lượng càng lớn.
Đáp án
Âm phát ra càng to khi nguồn âm dao động càng mạnh
Bài 3: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:
A. 60 dB
B. 100 dB
C. 130 dB
D. 150 dB
Đáp án
Ngưỡng đau có thể làm đau nhức, điếc tai là 130dB
Bài 4: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
A. Biên độ và tần số dao động của âm.
B. Tần số dao động của âm.
C. Vận tốc truyền âm.
D. Biên độ dao động của âm.
Đáp án
Khi truyền đi xa, biên độ dao động của âm đã thay đổi
Bài 5: Biên độ dao động của vật là:
A. số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.
B. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
C. đại lượng đặc trưng cho mức độ cao, thấp của âm.
D. độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
Đáp án
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn?
A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
D. dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.
Đáp án
Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động ⇒ Chọn đáp án C
Bài 7: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
A. 40 dB
B. 50 dB
C. 60 dB
D. 70 dB
Đáp án
Âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là 40 dB.
Bài 8: Có 4 con lắc đơn giống nhau, lần lượt kéo con lắc lệch 30o, 40o, 45o, 60o so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Biên độ dao động của con lắc nào là lớn nhất?
A. Con lắc lệch 30o
B. Con lắc lệch 40o
C. Con lắc lệch 45o
D. Con lắc lệch 60o
Đáp án
Góc lệch so với vị trí cân bằng càng lớn thì biên độ dao động càng lớn ⇒ Chọn D
Bài 9: Khi biên độ dao động càng lớn thì:
A. âm phát ra càng to
B. âm phát ra càng nhỏ
C. âm càng bổng
D. âm càng trầm.
Đáp án
Biên độ dao động càng lớn ⇒ âm càng to
Biên độ dao động càng nhỏ ⇒ âm càng nhỏ
⇒ Chọn đáp án A.
Bài 10: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao động và phát ra âm thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau:
A. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to.
B. Gõ càng nhiều âm thanh phát ra càng to.
C. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng cao.
D. Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn.
Đáp án
Vật dao động càng mạnh thì âm càng to ⇒ Chọn đáp án A.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV: Cho HS thảo luận nhóm để trả lời C4. GV: Kiểm tra xem HS có kẻ MO vuông góc với dây đàn ở vị trí cân bằng không. GV: Cho HS thảo luận trả lời câu hỏi C6 trong 1 phút. GV: Cho HS ước lượng tiếng ồn trong giờ ra chơi. |
HS: Thảo luận nhóm trả lời C4. - C5: Y/c HS tự xét khoảng cách nào là biên độ. HS: Thảo luận, trả lời. HS: Ước lượng tiếng ồn và hoàn thành C7 |
C4: Khi gảy mạnh 1 dây đàn tiếng đàn sẽ to vì dây đàn lệch nhiều → biên độ dao động lớn → âm phát ra to. C5 (HS nhận xét) C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ. C7: Tiếng ồn ở sân trường khoảng 50-70dB. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Tại sao máy nghe nhạc lại có thể phát ra tiếng to nhỏ khác nhau dù nó chỉ có một cái loa nhất định?
Máy nghe nhạc phát ra âm thanh từ những chiếc loa của nó, cụ thể hơn là do màng loa của nó rung động phát ra âm thanh. Khi màng loa dao động mạnh hay yếu (biên độ lớn hay nhỏ) khác nhau thì nó phát ra âm to nhỏ khác nhau.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Hoàn thành các câu từ C1 → C7 trong SGK vào vở bài tập.
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 13: Môi trường truyền âm
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 18: Hai loại điện tích
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)