Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Hiện tượng phóng xạ

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

‒ Tự chủ, tự học, tự khám phá: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS.

‒ Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của nội dung học tập.

‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến sự phóng xạ.

2. Năng lực vật lí

‒ Nhận thức vật lí: Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ; định nghĩa được độ phóng xạ, hằng số phóng xạ; định nghĩa được chu kì bán rã; mô tả được sơ lược một số tính chất của các phóng xạ α, βγ.

‒ Tìm hiểu tự nhiên: Xác định được độ phóng xạ và đánh giá rủi ro từ độ phóng xạ trong môi trường.

‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được liên hệ H = λN và công thức x = x0e–λt, với x là độ phóng xạ, số hạt chưa phân rã hoặc tốc độ số hạt đếm được.

3. Phẩm chất

‒ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí.

‒ Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

‒ Cẩn thận, chặt chẽ trong suy luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Tư liệu lịch sử về hiện tượng phóng xạ.

– Hình ảnh minh hoạ: khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ, sự lệch hướng của các tia phóng xạ trong điện trường.

– Giấy khổ A0.

– Video mô phỏng chu kì bán rã và các loại phóng xạ:

https://phet.colorado.edu/sims/html/build-a-nucleus/latest/build-a-nucleus_all.html?locale=vi

– Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm (HS): ………………

Thời gian: 15 phút

Câu hỏi

Nội dung

Trả lời/Bài giải

Nhận xét, chấm điểm

1

Hình dưới đây mô tả đường đi của ba loại tia phóng xạ: X, Y và Z. Hãy xác định bản chất của X, Y và Z.

Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Hiện tượng phóng xạ

2

Cho đồ thị biểu diễn độ phóng xạ của một vật liệu phóng xạ thay đổi theo thời gian như hình dưới.

Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Hiện tượng phóng xạ

a) Xác định chu kì bán rã của vật liệu trên.

b) Sử dụng đồ thị, xác định khoảng thời gian cần thiết để độ phóng xạ giảm từ 30 phân rã/s còn 10 phân rã/s. Sử dụng định luật phóng xạ, kiểm tra lại kết quả.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP

Câu hỏi

Trả lời/Bài giải

Biểu điểm

1

X là tia beta.

Y là tia alpha.

Z là tia gamma.

3,0

2

a) Theo đồ thị, thời gian độ phóng xạ giảm đi một nửa
(từ 30 phân rã/s còn 15 phân rã/s), hay chu kì bán rã là 53 s.

b) Theo đồ thị, khoảng thời gian để độ phóng xạ giảm từ 30 phân rã/s còn 10 phân rã/s là 84 s.

Theo định luật phóng xạ:

H=H02tT10=30.2t53t84 s.

Kết quả tính toán theo định luật phóng xạ và theo đồ thị phù hợp với nhau.

a) 2,0

b) 3,0

Trình bày logic, khoa học, dễ hiểu.

2,0

Tổng điểm

10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Đặt vấn đề cho bài học

a) Mục tiêu: HS hứng thú vào bài học mới.

b) Nội dung: HS tìm hiểu câu chuyện Henri Becquerel tình cờ khám phá ra hiện tượng phóng xạ và phát vấn: Hiện tượng phóng xạ có bản chất là gì? Có những loại tia phóng xạ nào?

c) Sản phẩm: HS hứng thú tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề đặt ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV trình chiếu video/hình ảnh kể lại câu chuyện Henri Becquerel tình cờ khám phá ra hiện tượng phóng xạ và nêu vấn đề: Hiện tượng phóng xạ có bản chất là gì? Có những loại tia phóng xạ nào?

HS quan sát video/tranh ảnh hoặc đọc phần Mở đầu trong SGK.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

HS thảo luận tự do theo nội dung vấn đề GV nêu.

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời một vài HS trình bày sơ lược điều em đã biết về hiện tượng phóng xạ.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

Một vài HS trình bày sơ lược về hiện tượng phóng xạ mà em đã biết. Những HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV tổng hợp ý kiến của HS và kết luận: Phóng xạ là một hiện tượng quan trọng trong lĩnh vực vật lí hạt nhân. Phóng xạ là hiện tượng nguy hiểm nhưng nó cũng được ứng dụng trong khoa học, công nghệ và y học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ

Hoạt động 2: Định nghĩa và tìm hiểu các tính chất cơ bản của hiện tượng phóng xạ

a) Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa hiện tượng phóng xạ, nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ.

b) Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận để nêu định nghĩa và bản chất của hiện tượng phóng xạ.

c) Sản phẩm: Định nghĩa, bản chất tự phát và ngẫu nhiên của hiện tượng phóng xạ.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS đọc SGK và lần lượt thực hiện những nhiệm vụ sau:

– Nêu định nghĩa hiện tượng phóng xạ.

– Trả lời câu Thảo luận 1.

– Nêu các tính chất của hiện tượng phóng xạ.

HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

HS thảo luận theo nhiệm vụ được giao.

Báo cáo, thảo luận:

– Ứng với mỗi nhiệm vụ, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

– Kết quả câu Thảo luận 1 cần đạt:

Phóng xạ và phân hạch hạt nhân đều là các quá trình biến đổi hạt nhân.

Sự phân hạch chỉ xảy ra với những hạt nhân nặng không bền vững. Sản phẩm của quá trình phân hạch là hai hạt nhân có số khối trung bình và một số neutron. Sự phân hạch có thể xảy ra tự phát hoặc bằng cách bắn phá neutron.

Hiện tượng phóng xạ xảy ra với những hạt nhân không bền vững có số khối đa dạng. Sản phẩm của quá trình phóng xạ là tia phóng xạ và hạt nhân con có vị trí tiến hoặc lùi một/hai ô trong bảng tuần hoàn so với hạt nhân mẹ. Quá trình phóng xạ xảy ra hoàn toàn tự phát và ngẫu nhiên.

Ứng với mỗi nhiệm vụ, đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV tổng hợp lại các ý kiến của HS, dẫn dắt HS rút ra định nghĩa, bản chất tự phát và ngẫu nhiên của hiện tượng phóng xạ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học